Những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất thế giới

nhung-ngon-nui-lua-nguy-hiem-nhat-tren-toan-cau-3321.jpg

Núi lửa là một vết đứt gãy của lớp vỏ trái đất, cho phép dung nham, tro núi lửa và khí thoát ra ngoài. Hiện có 1.500 ngọn núi lửa đang hoạt động trên khắp thế giới. Trong số đó, 565 ngọn núi lửa đã phun trào trong suốt lịch sử và 45 ngọn lửa đang phun trào vào thời điểm hiện tại.

bt-8947.jpg

SANTA MARIA - GUATEMALA

nui-lua-santa-maria-6357.jpg

Santa Maria là địa danh của một ngọn núi lửa lớn đang hoạt động ở vùng cao nguyên phía tây Guatemala, gần thành phố Quetzaltenango. Miệng núi lửa được hình thành sau một vụ phun trào vào năm 1902, đây là 1 trong 3 vụ phun trào lớn nhất thế kỷ 20 và là 1 trong 5 vụ phun trào lớn nhất trong 200 năm qua.

Núi lửa nằm trên đường đứt gãy của mảng Cocos - Carribean và sự chuyển động của chúng thường dẫn đến một vụ phun trào. Lần phun trào cuối cùng của Santa Maria là vào tháng 3/2011, với dòng dung nham vẫn ổn định cho đến ngày nay.

bt-8947.jpg

SAKURAJIMA - NHẬT BẢN

Sakurajima hay còn gọi là Đảo Hoa anh đào là một núi lửa dạng tầng còn hoạt động và là một hòn đảo trước đây ở tỉnh Kagoshima, thuộc đảo Kyushu, Nhật Bản. Các dòng dung nham của vụ phun trào năm 1914 nối nó với bán đảo Osumi.

nui-lua-sakurajima-phun-trao-trong-ngay-25-7-2022-1100.jpg
Núi lửa Sakurajima phun trào trong ngày 25/7/2022

Sakurajima có 3 đỉnh núi, Kita-dake (đỉnh cao phía Bắc), Naka-dake (đỉnh cao trung tâm) và Minami-dake (đỉnh phía Nam) đang hoạt động. Kita-dake là đỉnh cao nhất của Sakurajima, cao 1.117m so với mực nước biển. Núi này nằm ở một phần của Vịnh Kagoshima được gọi là Kinkō-wan. Bề mặt của bán đảo núi lửa này có chu vi khoảng 77km2.

Các hoạt động núi lửa vẫn tiếp tục, thả tro núi lửa xuống môi trường xung quanh. Các vụ phun trào trước đó đã tạo nên một cao nguyên cát trắng trong vùng. Vụ phun trào gần đây nhất bắt đầu vào ngày 2/5/2017.

Hiện tại, đây là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Nhật Bản với vụ phun trào năm 2009 khiến hàng nghìn người thiệt mạng. Một nhóm chuyên gia từ Đại học Bristol và Trung tâm nghiên cứu núi lửa Sakurajima ở Nhật cho biết, núi lửa này có thể phun trào lớn trong vòng 30 năm nữa.

bt-8947.jpg

NYIRAGONGO - CONGO

Núi Nyiragongo là một núi lửa dạng tầng đang hoạt động với độ cao 3.470m trong dãy núi Virunga gắn với khe nứt Albertine. Nó nằm bên trong vườn quốc gia Virunga, thuộc Cộng hòa Dân chủ Congo, cách thị trấn Goma và Hồ Kivu khoảng 12km về phía bắc và ngay phía tây biên giới với Rwanda.

nui-nyiragongo-7809.jpg

Miệng núi lửa chính rộng khoảng 2km và thường chứa một hồ dung nham. Miệng núi lửa hiện có 2 băng dung nham được làm lạnh riêng biệt bên trong các bức tường của miệng núi lửa - một ở khoảng 3.175m và một thấp hơn ở khoảng 2.975m. Hồ dung nham của Nyiragongo đã từng là hồ dung nham khổng lồ nhất được biết đến trong lịch sử gần đây.

Độ sâu của hồ dung nham thay đổi đáng kể. Độ cao tối đa của hồ dung nham được ghi nhận là khoảng 3.250m trước vụ phun trào tháng 1/1977 - độ sâu của hồ khoảng 600m. Sau vụ phun trào tháng 1/2002, hồ dung nham được ghi nhận ở độ thấp khoảng 2.600m hoặc 900m dưới vành.

Ngọn núi này được ước tính là nguyên nhân gây ra khoảng 40% tổng số vụ phun trào núi lửa ở Châu Phi. Vì điều này, núi lửa Nyiragongo được coi là mối đe dọa nghiêm trọng đối với các khu vực xung quanh vì dung nham có khả năng tràn ra ngoài.

bt-8947.jpg

MERAPI - INDONESIA

Núi Merapi là một ngọn núi lửa tầng đang hoạt động ở Indonesia.

Địa danh núi Merapi theo tiếng Indonesia và tiếng Java (Gunung Merapi) có thể hiểu theo nghĩa đen là "núi lửa". Ngọn núi này nằm ở ranh giới giữa tỉnh Trung Java và tỉnh Yogyakarta. Đây là ngọn núi lửa năng hoạt nhất tại Indonesia, phun lửa thường xuyên từ năm 1548.

nui-merapi-2667.jpg

Merapi nằm cách thành phố Yogyakarta khoảng 28km về phía bắc. Triền núi cũng là nơi cư ngụ của hàng nghìn người với làng mạc rải rác lên đến cao độ 1.700m. Sau một vụ phun trào lớn vào năm 2010, hình dạng đặc trưng của núi Merapi đã bị thay đổi.

Vào ngày 18/11/2013, núi Merapi phun ra khói lên đến độ cao hơn 2.000m, một trong những phun trào phreatic lớn đầu tiên của nó sau vụ phun trào năm 2010. Các nhà nghiên cứu cho biết, vụ phun trào này xảy ra do tác động tổng hợp của khí nóng núi lửa và lượng mưa dồi dào.

Hiện tại, núi Merapi ở Indonesia đã tạo ra nhiều dòng dung nham hơn bất kỳ ngọn núi lửa nào khác trên hành tinh.

bt-8947.jpg

ĐẢO TRẮNG - NEW ZEALAND

dao-trang-5991.jpg

"Ngọn núi lửa ấn tượng" còn được gọi là Đảo Trắng hoặc Whakaari, là một núi lửa tầng andesit đang hoạt động nằm cách bờ biển phía đông ở Đảo Bắc của New Zealand 48km trong Vịnh Plenty. Hòn đảo này có diện tích khoảng 325ha.

Hòn đảo này là núi lửa hình nón hoạt động mạnh nhất của New Zealand và được hình thành do hoạt động núi lửa liên tục trong 150.000 năm qua. Các thị trấn trên đất liền gần nhất là Whakatāne và Tauranga.

Hòn đảo này gần như liên tục phun khí núi lửa ít nhất là kể từ khi được James Cook phát hiện vào năm 1769. Whakaari phun trào liên tục từ tháng 12/1975 cho đến tháng 9/2000 và cũng phun trào vào các năm 2012, 2016 và 2019.

Lưu huỳnh được khai thác trên đảo cho đến những năm 1930. Mười thợ mỏ đã thiệt mạng vào năm 1914 khi một phần tường miệng hố sụp đổ. Một vụ phun trào lớn xảy ra ngày 9/12/2019 đã khiến 22 người tử vong, bao gồm 2 người mất tích và được cảnh sát điều tra xác định là đã chết.

bt-8947.jpg

GALERAS - COLIMBIA

Galeras là một núi lửa tầng Andes ở tỉnh Nariño của Colombia, gần thủ phủ của tỉnh Pasto. Đỉnh của nó cao 4.276m so với mực nước biển.

galeras-4048.jpg

Lịch sử phun trào đầu tiên của núi được ghi nhận vào ngày 7/12/1580. Một vụ phun trào năm 1993 đã khiến 9 người thiệt mạng bao gồm 6 nhà khoa học đã xuống miệng núi lửa để lấy mẫu khí và đo trọng lực. Hiện tại, đây là ngọn núi lửa hoạt động mạnh nhất ở Colombia.

Galeras là một ngọn núi lửa hoạt động trong ít nhất một triệu năm, với andesit là sản phẩm chủ yếu. Hai vụ phun trào hình thành miệng núi lửa lớn đã xảy ra, vụ đầu tiên cách đây khoảng 560.000 năm trong một vụ phun trào đẩy ra khoảng 15km3 vật liệu. Vụ thứ hai cách đây khoảng 40.000 - 150.000 năm, trong một vụ phun trào nhỏ hơn nhưng vẫn đáng kể với 2km3 vật liệu. Sau đó, một phần của bức tường miệng núi lửa đã sụp đổ, có thể là do sự bất ổn của hoạt động thủy nhiệt gây ra và các vụ phun trào sau đó đã tạo nên một hình nón nhỏ hơn bên trong miệng núi lửa hình móng ngựa hiện tại .

Do lịch sử phun trào dữ dội và gần với 450.000 người dân Pasto, Galeras đã được chỉ định là Núi lửa Thập kỷ vào năm 1991, xác định đây là mục tiêu nghiên cứu chi tiết trong khuôn khổ Thập kỷ quốc tế về giảm thiểu thiên tai của Liên hợp quốc.

bt-8947.jpg

EYJAFJALLAJOKULL - ICELAND

Là một trong những tảng băng của Iceland, phía bắc Skógar và phía tây Mýrdalsjökull. Tảng băng bao phủ miệng núi lửa có độ cao đỉnh là 1.651m.

Núi lửa đã phun trào tương đối thường xuyên kể từ Kỷ băng hà cuối cùng, gần đây nhất là vào năm 2010. Khi đó, mặc dù tương đối nhỏ đối với một vụ phun trào núi lửa, nhưng nó đã gây ra sự gián đoạn rất lớn cho hoạt động hàng không trên khắp miền bắc và miền tây châu Âu trong 7 ngày liền.

eyjafjallajokull-phun-trao-ngay-27-3-2010-7469.jpg

Eyjafjallajökull bao gồm một ngọn núi lửa được bao phủ hoàn toàn bởi một lớp băng. Lớp băng bao phủ một diện tích 66km2 vào năm 2019, nhưng trước đó rộng hơn 80km2 với nhiều sông băng thoát ra. Năm 1967, đã xảy ra một trận lở đất lớn trên lưỡi băng hà Steinholtsjökull.

Vào ngày 16/1/1967 đã xảy ra một vụ nổ trên sông băng. Có thể tính thời gian vụ nổ vì các máy đo địa chấn tại Kirkjubæjarklaustur đã theo dõi chuyển động này. Khi khoảng 15 nghìn m3 vật liệu va vào sông băng, một lượng lớn không khí, băng và nước bắt đầu di chuyển ra khỏi dưới sông băng vào đầm phá ở chân sông băng.

Bản thân ngọn núi, một núi lửa tầng cao 1.651m tại điểm cao nhất của nó và có một miệng núi lửa rộng từ 3 – 4km đường kính, mở về phía bắc. Vành miệng núi lửa có 3 đỉnh chính (theo chiều kim đồng hồ từ phía đông bắc): Guðnasteinn cao 1.500m; Hámundur cao 1.651m và Goðasteinn cao 1.497m.

Mặt phía nam của ngọn núi từng là một phần của bờ biển Iceland , nơi mà trong hàng nghìn năm, biển đã rút lui khoảng 5km. Đường bờ biển trước đây hiện bao gồm các vách đá dựng đứng với nhiều thác nước, trong đó nổi tiếng nhất là Skógafoss.

Trong gió mạnh, nước của các thác nhỏ hơn thậm chí có thể bị thổi bay lên núi. Khu vực giữa núi và bờ biển hiện tại là một dải tương đối bằng phẳng, rộng 2 - 5km. Núi lửa này có tuổi đời đến 800.000 năm.

Núi lửa trên Trái Đất xảy ra vì lớp vỏ của nó được chia thành 7 mảng kiến tạo lớn, cứng rắn nổi trên lớp phủ nóng hơn và mềm hơn. Do đó, trên Trái Đất, núi lửa thường xuất hiện những ranh giới giữa các mảng kiến tạo và hầu hết là ở dưới nước. Núi lửa phun trào có thể tạo nên nhiều mối nguy hiểm, không chỉ trong khu vực lân cận của vụ phun trào. Một mối đe dọa là tro núi lửa, ảnh hưởng xấu đến máy bay, đặc biệt là những loại có động cơ phản lực.

bt-8947.jpg

VESUVIUS - ITALIA

Núi Vesuvius là một núi lửa tầng nằm ở vịnh Naples, Italia cách Naples 9km về phía đông và gần bờ biển.

Đây là núi lửa duy nhất ở châu Âu nằm trên đất liền đã từng phun trong vòng hàng trăm năm qua, mặc dù hiện nay không còn ghi nhận thêm những đợt phun trào mới. Hai ngọn núi lửa lớn khác ở Italia là núi Etna và Stromboli, nằm trên đảo.

vesuvius-3420.jpg

Núi Vesuvius nổi tiếng với lần phun trào vào năm 79 sau Công nguyên đã vùi lấp, phá hủy các thành phố La Mã cổ đại là Pompeii, Herculaneum, Oplontis và Stabiae, ngoài ra còn chôn vùi vài vùng định cư nhỏ lẻ khác. Các thành phố này chưa được xây dựng lại mặc dù vẫn còn những cư dân sống sót sau khi bị phá hủy. Vị trí của các thành phố dần bị bỏ quên cho đến khi chúng được phát hiện một cách tình cờ vào thế kỷ 18.

Đợt phun trào cũng làm thay đổi dòng chảy của sông Sarno và nâng cao đáy bờ biển, do đó Pompeii lúc này không nằm cạnh sông cũng không gần bờ biển. Vesuvius đã trải qua những sự thay đổi lớn – sườn dốc nơi thảm thực vật biến mất và đỉnh của nó bị thay đổi đáng kể do tác động của đợt phun trào.

Vesuvius đã phun trào một vài lần sau đó và ngày nay nó được xem là một trong những ngọn núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới vì vẫn còn khoảng 3.000.000 người sống gần đây, cũng như đang có xu hướng dẫn tới đợt phun trào mạnh mẽ. Nơi đây cũng là khu vực núi lửa có đông người dân sinh sống nhất trên thế giới.

Kể từ năm 1944, Vesuvius đã trở về trạng thái tĩnh lặng, chỉ còn phun hơi nước và rung nhẹ. Tuy nhiên núi lửa chưa tắt hẳn và vẫn còn có nguy cơ hiểm họa.

bt-8947.jpg

TAAL - PHILIPPINES

Núi lửa Taal ở tỉnh Batangas đảo Luzon, cách thủ đô Manila chừng 50km về phía nam, là một trong những núi lửa vận động tích cực nhất ở Philippines, chiều cao 311m so với mức mặt biển.

taal-2672.jpg

Có ghi chép từ năm 1572, núi lửa Taal có 33 lần bạo phát, trong đó vụ bạo phát năm 1911 dẫn đến hơn ngàn người tử vong. Tất cả những vụ phun trào này tập trung vào đảo Volcano, một hòn đảo gần giữa hồ Taal. Hồ cung cấp nước một phần cho hõm chảo Taal, được hình thành bởi các vụ phun trào thời tiền sử. Nhìn từ sườn núi Tagaytay, núi lửa Taal và hồ là một trong những khung cảnh đẹp nhất và hấp dẫn nhất ở Philippines.

Núi lửa Taal là núi lửa còn sống vẫn đang phun bắn ra liên miên không dứt trong mấy năm nay. Bản thân núi lửa Taal quy mô hoàn toàn không lớn, nhưng bởi số lượng nhân khẩu cư trú ở gần núi lửa nhiều nên được cho là một trong những núi lửa nguy hiểm nhất trên thế giới.

Núi lửa phun trào dữ dội một vài lần trong quá khứ gây ra thiệt hại về sinh mạng ở đảo và các khu vực xung quanh hồ, với số người thiệt mạng ước tính lên đến 6.000 người. Do gần các khu vực đông dân cư và lịch sử phun trào của nó, núi lửa được cho là núi lửa Thập niên, xứng đáng nghiên cứu chặt chẽ để ngăn ngừa thiên tai trong tương lai. Tất cả núi lửa của Philippines là một phần của Vành đai lửa Thái Bình Dương.

bt-8947.jpg

NOVARUPTA - ALASKA

Là một ngọn núi lửa được hình thành vào năm 1912, nằm trên Bán đảo Alaska trên sườn núi lửa Trident trong Công viên quốc gia và Khu bảo tồn Katmai, cách Anchorage khoảng 470km về phía tây nam. Được hình thành trong vụ phun trào núi lửa lớn nhất của thế kỷ 20, Novarupta giải phóng lượng magma gấp 30 lần vụ phun trào năm 1980 của Núi St. Helens.

nui-lua-novarupta-2116.jpg

Vụ phun trào năm 1912 tạo nên Novarupta là vụ phun trào lớn nhất xảy ra trong thế kỷ 20. Nó bắt đầu vào ngày 6/6/1912 và lên đến đỉnh điểm bằng một loạt các vụ phun trào dữ dội. Được xếp hạng 6 trên Chỉ số bùng nổ núi lửa, vụ phun trào kéo dài 60 giờ đã đẩy ra 13 - 15km3 tro bụi, gấp 30 lần so với vụ phun trào năm 1980 của Núi St. Helens.

Mặc dù vụ phun trào có quy mô lớn, nhưng không có trường hợp tử vong trực tiếp nào xảy ra. Các nhân chứng kể lại rằng, họ sống ở phía dưới đường đi của đám mây tro bụi dày, mô tả tầm nhìn dần dần giảm xuống gần như không còn gì.

Tro bụi đe dọa làm ô nhiễm nguồn nước uống và phá hủy nguồn lương thực, nhưng người bản địa Alaska đã được hỗ trợ để sinh tồn nhờ kiến ​​thức truyền thống được truyền qua nhiều thế hệ từ các vụ phun trào trước đó. Tuy nhiên, những ngôi làng bản địa trải qua trận tro bụi rơi nặng nhất đã bị bỏ hoang và người dân phải di dời.

Xem thêm