Thành phố đắt đỏ nhất thế giới nằm tại Châu Á

Singapore một lần nữa được xếp hạng là thành phố đắt đỏ nhất để sinh sống, đồng hạng với Zurich (Thuỵ Sĩ) trong năm nay, theo Economist Intelligence Unit (EIU)…

Đảo quốc Singapore
Đảo quốc Singapore

Đây là lần thứ 9 trong tổng số 11 năm thực hiện thống kê Singapore đứng đầu danh sách những thành phố đắt đỏ nhất thế giới, trong khi Zurich (Thuỵ Sĩ) đã nhảy vọt từ vị trí thứ 6 trong năm 2022 lên đồng hạng nhất vào năm 2023.

New York, thành phố chia sẻ vị trí dẫn đầu với quốc gia Đông Nam Á vào năm ngoái, đã tụt xuống vị trí thứ ba, đồng hạng cùng Geneva (Thuỵ Sĩ), trích dẫn dữ liệu từ cuộc khảo sát Chi phí sinh hoạt toàn cầu hai năm một lần của EIU

Cuộc khảo sát được thực hiện từ ngày 14/8 đến ngày 11/9 năm nay, so sánh hơn 400 mức giá riêng lẻ của hơn 200 sản phẩm và dịch vụ tại 173 thành phố.

Công ty nghiên cứu cho biết, Singapore giành được vị trí dẫn đầu do chi phí hàng tạp hóa, rượu, quần áo và sở hữu phương tiện cá nhân cao.

Trong khi đó, đồng tiền mạnh và giá thành các mặt hàng gia dụng và hoạt động giải trí đã đưa Zurich leo lên vị trí số 1.

Tương tự như Hồng Kông - xếp thứ năm, Singapore là một quốc gia nhỏ sở hữu trung tâm tài chính thành công bậc nhất châu Á, ông Syetarn Hansakul, nhà phân tích cấp cao tại EIU lưu ý.

“Vì vậy, một cách tự nhiên, khi bạn có không gian hạn chế với nhiều ngành nghề được trả lương cao, sẽ có một mức độ lạm phát do cầu kéo nhất định từ cạnh tranh về nhà ở và các nguồn lực khác” ông Hansakul nói với CNBC.

Trên thực tế, lạm phát ở châu Á tương đối thấp hơn so với phần còn lại của thế giới, điều này giải thích tại sao chỉ có hai thành phố châu Á lọt vào top 10.

“Mức tăng chi phí sinh hoạt trung bình trên thế giới vào năm 2023 là 7,4%. Nhưng ở châu Á, mức tăng trung bình chỉ là 3%”, ông Syetarn Hansakul cho biết và nói thêm rằng nhiều chính phủ ở châu Á đã có thể kiểm soát giá cả tốt hơn so với chính phủ ở Mỹ và châu Âu.

EIU nhấn mạnh rằng nhiều thành phố trên thế giới vẫn tiếp tục phải chống chọi với tình trạng giá cả tăng cao do lạm phát, với giá tăng 7,4% so với cùng kỳ năm trước tính theo đồng nội tệ đối với hơn 200 hàng hóa và dịch vụ được sử dụng thường xuyên.

Mặc dù tỷ lệ này thấp hơn 0,7 điểm phần trăm so với tỷ lệ của năm ngoái nhưng vẫn cao hơn xu hướng từ năm 2017 đến năm 2021.

EIU cho biết họ dự đoán lạm phát sẽ tiếp tục giảm trong năm tới, nhưng cảnh báo rằng bất kỳ sự leo thang nào nữa trong cuộc chiến Israel-Hamas có thể đẩy giá năng lượng lên cao và điều kiện El Nino mạnh hơn dự kiến có thể đẩy giá lương thực lên cao hơn nữa.

Top 10 thành phố đắt đỏ nhất trong danh sách của EIU: bao gồm hai thành phố châu Á, bốn thành phố châu Âu và ba thành phố của Mỹ.

  1. Singapore – hòa
  2. Zurich – hoà
  3. Geneve – hoà
  4. New York – hoà
  5. Hồng Kông
  6. Los Angeles
  7. Paris
  8. Copenhagen – hòa
  9. Tel Aviv – hòa
  10. San Francisco

*Tel Aviv, Israel cũng nằm trong top 10 nhưng EIU lưu ý rằng cuộc khảo sát được tiến hành trước khi chiến sự Israel-Hamas nổ ra.