Nguồn: Internet
Đèo Hải Vân nằm trên một nhánh núi đâm ra biển trong dãy Bạch Mã, nối liền tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng. Phương tiện tốt nhất để chinh phục đèo Hải Vân là bằng xe máy.
Nguồn: Internet
Đèo Hải Vân có tổng chiều dài khoảng 20km, ở vị trí cao 500m so với mực nước biển. Đèo cách thành phố Huế chừng 80km và cách thành phố Đà Nẵng 20km.
Nguồn: Internet
Cảnh đẹp ở đèo Hải Vân khiến các phượt thủ phải mê mẩn.
Nguồn: Internet
Sở dĩ đèo có tên gọi là "Hải Vân" vì từ trên đèo, khung cảnh hiện ra tuyệt đẹp với mây trắng vờn trên đỉnh còn dưới chân đèo là biển xanh bao la. Bên cạnh đó, đèo còn có tên là đèo Mây, hay Ải Vân, vì trên đỉnh đèo có một cửa ải án ngữ.
Nguồn: Internet
Vượt qua những đoạn đường đèo quanh co uốn lượn, phượt thủ sẽ được tận mắt ngắm no say những cảnh đẹp của tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng: rừng sâu núi thẳm của dãy Bạch Mã, vịnh Lăng Cô, Cù Lao Chàm, cảng Tiên Sa, bán đảo Sơn Trà,…
Nguồn: Internet
Vào những ngày trời quang, du khách có thể nhìn thấy toàn cảnh thành phố biển Đà Nẵng xinh đẹp từ trên đèo Hải Vân.
Nguồn: Internet
Các phượt thủ cần cẩn trọng khi chinh phục đèo Hải Vân bởi những đoạn đường dài quanh co liên tục, thỉnh thoảng là những khúc cua tay áo, đoạn con hình chữ C nối tiếp đột ngột xuất hiện.
Nguồn: Internet
Nhưng chỉ cần chắc tay lái và vững tinh thần, đi đúng phần đường, đúng luật, thì hành trình sẽ không còn khó khăn gì.
Nguồn: Internet
Mang vẻ đẹp hoang sơ và tính mạo hiểm cao, đèo Hải Vân từng vinh dự được trang The Guardian của Anh xếp vào danh sách 10 cung đường cuốn hút nhất thế giới.
Nguồn: Internet
"Chiều chiều mây phủ Ải Vân/ Chim kêu ghềnh đá gẫm thân lại buồn", hay "Đường bộ thì sợ Hải Vân/ Đường thủy thì sợ sóng thần hang Dơi" là những câu ca dao nhắc đến mối hiểm nguy, địa thế trắc trở của khu vực đèo Hải Vân. Nhiều thế kỷ trong quá khứ, rất ít người dám qua lại đường Cái Quan (nay là quốc lộ 1A) băng qua đèo Hải Vân. Về sau, với sự phát triển của giao thông cùng nhu cầu thông thương ngày càng tăng, con đường này đã thông thoáng và nhiều người qua lại hơn.
Nguồn: Internet
Từ khi hầm Hải Vân được đưa vào sử dụng (năm 2005), cung đường đèo Hải Vân tương đối vắng lặng trở lại do chỉ còn số ít các loại xe không được phép lưu thông hầm. Điều này tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các phượt thủ khi chinh phục đèo Hải Vân bằng xe máy.
Nguồn: Internet
Đỉnh đèo Hải Vân là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Thừa Thiên Huế và thành phố Đà Nẵng.
Nguồn: Internet
Tại đây có Hải Vân Quan (cửa ải Hải Vân) là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia thuộc địa phận của cả hai địa phương: huyện Phú Lộc (tỉnh Thừa Thiên Huế) và quận Liên Chiểu (thành phố Đà Nẵng).
Nguồn: Internet
Tương truyền, vào năm 1470, trong một lần du ngoạn đỉnh đèo, vua Lê Thánh Tông đã phong tặng Hải Vân Quan là "Thiên hạ đệ nhất hùng quan".
Nguồn: Internet
Vịnh Lăng Cô, một thắng cảnh nên thơ thuộc địa phận thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế nằm dưới chân đèo Hải Vân.