Tái hiện hương vị tết xưa qua tục dựng cây nêu ngày cuối năm tại di sản Thành Nhà Hồ

Sáng ngày 16/1/2023 (tức ngày 25 tháng Chạp), trước khu vực cổng Nam, Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã tổ chức nghi lễ thượng nêu (lễ dựng cây nêu) theo phong tục cung đình ngày xưa của vương triều Hồ vào ngày Tết Nguyên đán. Hoạt động này đã thu hút đông đảo người dân cũng như du khách.
Tái hiện hương vị tết xưa qua tục dựng cây nêu ngày cuối năm tại di sản Thành Nhà Hồ
Tái hiện hương vị tết xưa qua tục dựng cây nêu ngày cuối năm tại di sản Thành Nhà Hồ ảnh 1

Nghi lễ dựng cây nêu tại Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ.

Lễ dựng cây nêu ngày tết vừa tái hiện không gian tết xưa vừa thực hiện kết hợp chương trình giáo dục di sản cho các em học sinh tại Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá). Đồng thời, đây cũng là hình thức quảng bá thêm về hình ảnh di sản Thành Nhà Hồ với bạn bè trong nước và quốc tế, thu hút du khách tham quan di sản trong thời gian tới.

Tái hiện hương vị tết xưa qua tục dựng cây nêu ngày cuối năm tại di sản Thành Nhà Hồ ảnh 2

Lễ dựng cây nêu cầu mong cho một năm mới tốt lành.

Lễ dựng cây nêu (hay còn gọi là lễ Thượng tiêu) ngày Tết là phong tục truyền thống của người Việt. Cây nêu được dựng lên báo hiệu một năm mới bắt đầu. Tuy nhiên, trải qua thời gian phong tục dựng cây nêu đã bị mai một. Nhằm giữ gìn và phát huy di sản văn hóa truyền thống quý báu của cha ông và cũng để thực hiện chương trình giáo dục di sản cho học sinh trên địa bàn tìm hiểu về giá trị của di sản Thành Nhà Hồ và nhận thức về ý nghĩa quan trọng của lễ Thượng tiêu, lần đầu tiên Trung tâm Bảo tồn di sản Thành Nhà Hồ đã nghiên cứu và tái hiện lại nghi lễ Thượng tiêu ngày tết, góp phần mang đến cho đông đảo nhân dân và Du khách được trải nghiệm và hiểu hơn những nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam.

Cây Nêu gồm hai loại là cây Nêu tư gia và cây Nêu Quốc gia. Về cây Nêu Tư gia, theo quan niệm truyền thống dân gian, việc dựng cây nêu ngày Tết mang ý nghĩa chính là để xua đuổi ma quỷ và những điều bất hạnh của năm cũ, cầu mong một năm mới tốt lành.

Tái hiện hương vị tết xưa qua tục dựng cây nêu ngày cuối năm tại di sản Thành Nhà Hồ ảnh 3

Đông đảo học sinh tham dự lễ dựng cây nêu.

Trong khi đó với các triều đại quân chủ Việt Nam, trong đó có triều Hồ, cây nêu Quốc gia được đưa vào Hoàng cung và sử dụng như một phong tục, điển chế của Triều đình. Khi lễ Thượng Nêu thực hiện là thông báo thời khắc năm mới đã đến, triều đình sẽ tạm dừng mọi hoạt động và chỉ tập trung đón tết; đồng thời nghi lễ Thượng Nêu cũng thể hiện sự cầu mong cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa vạn vật sinh sôi phát triển, nhân dân được ấm no, hạnh phúc.

Bên cạnh đó, chào xuân Quý Mão 2023, Trung tâm Bảo tồn Di sản Thành nhà Hồ sẽ tổ chức nhiều hoạt động văn hóa và các chương trình biểu diễn nghệ thuật chào đón năm mới trong không khí vui tươi, an toàn, giữ gìn cảnh quan môi trường và hình ảnh khu di sản… Trung tâm sẽ miễn phí tham quan di sản từ ngày ngày 25 tháng chạp đến hết ngày mùng 1 tháng giêng năm Quý Mão 2023 (tức ngày 16/01 – 22/01/2023)./.

Hải Nam

Có thể bạn quan tâm

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Tồn tại hơn một thế kỷ, từ mẫu xe thể thao mạnh mẽ cho đến những chiếc xe tải có bảng điều khiển kỳ lạ đã khiến Chevrolet trở thành biểu tượng của ngành ô tô...

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

Hơn một triệu chiếc đã được xuất xưởng khiến 4Runner trở thành một trong những chiếc SUV thành công nhất trong lịch sử ô tô và có thể nghĩ rằng tất cả đều bắt đầu từ một trong những ý tưởng cơ bản nhất từng được hình thành...

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

Ferrari S.p.A là một công ty chuyên về sản xuất siêu xe thể thao của Italia do Enzo Ferrari sáng lập vào năm 1939 với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari, đến năm 1946, hãng đổi tên thành Ferrari S.p.A như hiện nay...