Tên gọi “Jeepney” được ghép từ hai từ: “Jeep” – một loại xe của Mỹ, và “Jitney” – nghĩa là xe buýt rẻ tiền. Cũng có ý kiến cho rằng “Jeepney” là được ghép từ ”Jeep” và ”knee” (đầu gối) vì các hành khách trên xe phải ngồi chạm đầu gối vào nhau.
Nguồn: Internet
Vào cuối thể chiến thứ II, khi quân đội Mỹ bắt đầu rời khỏi Philippines, đã có hàng trăm chiếc xe Jeep dư ra được bán hoặc tặng lại cho người địa phương.
Nguồn: Internet
Các chiếc xe Jeep lúc bấy giờ đã bị tháo dỡ, sửa chữa cho phù hợp với nhu cầu sử dụng hay mục đích thương mại.
Nguồn: Internet
Jeepney nhanh chóng trở thành một phương tiện giao thông công cộng phổ biến và ít tốn kém trong bối cảnh đất nước sau cuộc đại chiến thế giới lần thứ II.
Nguồn: Internet
Kích thước, chiều dài xe, số lượng hành khách trên xe cũng như số lượng xe Jeepney đã tăng lên theo sự phát triển của xã hội qua nhiều năm.
Nguồn: Internet
Thấy được tính ứng dụng rộng rãi của loại hình giao thông công cộng này, chính phủ Philippines đã cho điều chỉnh việc sử dụng xe Jeepney: lái xe phải có giấy phép chuyên ngành, các tuyến đường phải cố định, giá vé phải hợp lý,...
Nguồn: Internet
Từ những chiếc Jeepney ban đầu là các xe Jeep quân sự của hãng Willys và Ford được sửa sang lại, những chiếc Jeepney ngày nay tại Philippines đa phần được sản xuất mới và thêm một vài động cơ bổ sung với phụ tùng của Nhật Bản.
Nguồn: Internet
Một điều dễ thấy ở những chiếc Jeepney chạy trên đường phố Philippines là thân xe cả bên ngoài lẫn bên trong được vẽ những hoa văn, hình ảnh nghệ thuật, trang trí bằng những gam màu sặc sỡ và thu hút.
Nguồn: Internet
Đó cũng là nguyên nhân khiến cho xe Jeepney được xem là biểu tượng văn hóa của thủ đô Manila nói riêng và quốc đảo Philippines nói chung.
Nguồn: Internet
Ngoài hai cửa bên ở chỗ tài xế, hành khách có thể lên xuống xe qua lối phía sau. Bên trong các xe Jeepney không có máy lạnh, chúng gợi nhớ một loại xe đời cũ, đó là xe lam ở Việt Nam.
Nguồn: Internet
Một điểm khá bất tiện của xe Jeepney là tuyến đường không được ghi rõ, mà để bắt được chuyến xe cần đi, hành khách phải ngoắc tài xế dừng lại và hỏi xem xe có đi đến địa danh mà khách muốn đến hay không.
Nguồn: Internet
Mặc dù phổ biến là vậy, nhưng trong tương lai, chính phủ Philippines dự tính loại bỏ hoàn toàn những chiếc Jeepney đã quá 15 năm tuổi vì không đảm bảo tiêu chuẩn khí thải và an toàn cho hành khách.
Nguồn: Internet
Thay vào đó, những chiếc xe buýt nhỏ được sản xuất đại trà với công nghệ hiện đại, có trang bị máy lạnh, chỗ ngồi riêng rộng rãi sẽ dần thay thế biểu tượng văn hóa độc đáo Jeepney này!