Công trình lịch sử Đàn tế Thiên Đàn hơn 600 năm tuổi giữa Bắc Kinh

Đàn tế Thiên Đàn được xây dựng từ năm 1420, tính đến nay đàn tế này đã được hơn 600 năm tuổi và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1988.

Đàn tế Thiên Đàn – công trình lịch sử hơn 600 năm tuổi giữa Bắc Kinh

đàn-tế-Thiên -Đàn-ivivu

Đàn tế Thiên Đàn hay còn có tên quốc tế là “The Temple of Heaven”, từng là đàn tế trời với kiến trúc độc đáo giữa lòng thủ đô Bắc Kinh Trung Quốc. Ngày nay, nơi đây là công viên với không gian lý tưởng để người dân địa phương hít thở không khí trong lành. Đến với đàn tế Thiên Đàn, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng những kiệt tác công trình của Trung Quốc cổ đại, mà còn cảm nhận tín ngưỡng, giá trị văn hóa ẩn giấu trong kiến trúc hoành tráng nơi đây.

Điện tế Thiên Đàn ivivu 23
Điện tế Thiên Đàn
Viên Khâu đàn
Điện tế Thiên Đàn ivivu 19

Đàn tế Thiên Đàn được xây dựng từ năm 1420, tính đến nay đàn tế này đã được hơn 600 năm tuổi và đã được UNESCO công nhận là Di sản thế giới năm 1988. Đàn tế Thiên Đàn chính là đàn tế lớn nhất trong bốn đàn tế ở Bắc Kinh. Trước đây, các Hoàng đế Trung Hoa cực kỳ coi trọng nghi lễ tế trời, bởi họ được tôn là Thiên Tử – nghĩa là con trời và là người được bề trên ấn định cai quản đất nước.

Điện tế Thiên Đàn ivivu 7
Toàn cảnh điện tế Thiên Đàn.
Toàn cảnh điện tế Thiên Đàn
Điện tế Thiên Đàn ivivu 25

Việc xây dựng đàn tế là một nhiệm vụ đặc biệt đối với toàn dân tộc. Trước hết, vị trí xây đàn phải là khu vực ổn định, mưa thuận gió hòa, thiên thời địa lợi để các vị vua khấn cầu cho thiên hạ thái bình. Đàn tế Thiên Đàn được xây dựng trên một khu đất quy mô lên tới 2,7 triệu mét vuông. Trước đây, vị trí này từng là quần thể kiến trúc đàn tế cổ được người Trung Quốc tôn kính và giữ gìn cẩn thận.

Kỳ Niên điện lộng lẫy về đêm.
Kỳ Niên điện lộng lẫy về đêm
Bên trong
Bên trong Kỳ Niên điện
Điện tế Thiên Đàn ivivu 4

Cho đến năm 2005 trước thềm Thế vận hội mùa hè 2008, đền Thiên Đàn được xây dựng và tân trang lại với chi phí lên tới 47 triệu NDT. Tuy nhiên, ngôi đền vẫn được giữ nguyên vẹn kiến trúc Trung Quốc cổ độc đáo. Trải qua bao thăng trầm và đổi thay cùng thành phố Bắc Kinh, đàn Thờ Trời vẫn giữ được nguyên bản dáng vẻ cũ và lưu giữ những giá trị văn hóa – kiến trúc đặc sắc.

Điện tế Thiên Đàn ivivu 13
Một phần của Hoàng Khung Vũ
Điện tế Thiên Đàn ivivu 3
Điện tế Thiên Đàn ivivu 12

Không những chỉ là một niềm tự hào riêng đối với dân tộc Trung Hoa, ngôi đền này còn là một kiệt tác, một di sản kiến trúc nghệ thuật của toàn thế giới. Công trình đền Thiên Đàn được thiết kế theo lối tư duy triết học phương Đông, bao gồm 3 tổ hợp công trình lần lượt là: Viên Khâu đàn, Hoàng Khung vũ và Kỳ Niên điện. Mỗi đàn ở quần thể đàn tế Thiên Đàn đều được xây dựng với mục đích khác nhau:

  • Viên Khâu đàn là bệ thờ chính, thiết kế đài rỗng hình tròn và chứa 3 tầng đá hoa cương có lan can. Đàn Viên Khâu là nơi để các Hoàng đế làm lễ tế trời.
  • Hoàng Khung Vũ nằm ở phía Bắc của Viên Khâu đàn. Đây là một điện nhỏ, nơi các bài vị tế trời được đặt vào ngày thường. Thiết kế của Hoàng Khung Vũ bao gồm một bức tường cao 6m, xây thành hình tròn với đường kính 32,5 mét. Đặc biệt đây là bức tường hồi âm huyền thoại nổi tiếng, đứng ở đầu tường bên này có thể nghe rõ mồn một âm thanh từ tường bên kia.
  • Cuối cùng trong quần thể đàn tế Thiên Đàn là Kỳ Niên điện. Đây là một tòa điện lớn, gồm 3 tầng mái được lợp bằng ngói lưu ly xanh và phần chóp mái được đúc bằng kim loại vàng lộng lẫy. Toàn bộ điện cao 38 mét, quây thành hình tròn là nơi các vị Thiên Tử đến để khấn cầu cho mùa màng tốt tươi vào mùa hè. Kỳ Niên điện được cho là biểu tượng chính và quan trọng nhất của điện Thiên Đàn.
Điện tế Thiên Đàn ivivu 9

Ngày Đông chí hàng năm, Hoàng đế và toàn bộ đoàn tùy tùng đi qua thành phố để đến đóng trại bên trong khu Thiên Đàn, mặc những bộ trang phục đặc biệt và ăn chay; tại đó Hoàng đế sẽ đích thân cử hành lễ tế trời cho mùa màng bội thu. Nghi lễ phải được hoàn tất một cách hoàn hảo; người ta tin rằng chỉ một sơ suất nhỏ nhất cũng có thể là một điềm xấu cho toàn bộ quốc gia trong năm tới.

Điện tế Thiên Đàn ivivu 17
Điện tế Thiên Đàn ivivu 18

Nhìn chung, thiết kế tổng thể của đền Thiên Đàn mang tư tưởng mở ra chân trời, xông ra không trung. Trục chính của đàn tế đều quay về hướng Đông (bao gồm cả Viên Khâu đàn và Kỳ Niên điện). Đó là lý do vì sao khi đoàn người làm lễ tiến vào từ khu vực phía Tây sẽ có tầm nhìn thoáng rộng, tưởng chừng như chân trời rất cao.

Các chi tiết kiến trúc.

Các chi tiết kiến trúc

Điện tế Thiên Đàn ivivu 14
Điện tế Thiên Đàn ivivu 15

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Tồn tại hơn một thế kỷ, từ mẫu xe thể thao mạnh mẽ cho đến những chiếc xe tải có bảng điều khiển kỳ lạ đã khiến Chevrolet trở thành biểu tượng của ngành ô tô...

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

Hơn một triệu chiếc đã được xuất xưởng khiến 4Runner trở thành một trong những chiếc SUV thành công nhất trong lịch sử ô tô và có thể nghĩ rằng tất cả đều bắt đầu từ một trong những ý tưởng cơ bản nhất từng được hình thành...

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

Ferrari S.p.A là một công ty chuyên về sản xuất siêu xe thể thao của Italia do Enzo Ferrari sáng lập vào năm 1939 với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari, đến năm 1946, hãng đổi tên thành Ferrari S.p.A như hiện nay...