Đi du lịch ở Afghanistan sẽ thế nào?

Bất kỳ chuyến đi nào cũng có ưu nhược điểm, nhưng với những người từng đến Afghanistan, đây vẫn là nơi chỉ dành cho du khách bạo dạn nhất. - VnExpress
Đi du lịch ở Afghanistan sẽ thế nào?

Khi Taliban nắm quyền kiểm soát đất nước vào tháng 8/2021, tuyên bố kết thúc chiến tranh, cuộc sống hàng ngày ở Afghanistan vẫn được nhiều người quan tâm.

Nhiều người vẫn nghĩ Afghanistan đang bị phong tỏa. Theo CNN, điều đó không hoàn toàn đúng. Các sân bay, cửa khẩu đã mở. Thủ đô Kabul và các thị trấn khác dần trở nên nhộn nhịp. Cửa hàng, nhà hàng mở cửa đón khách. Thiếu điện, nhưng máy phát vẫn sáng trong các khách sạn và nhà dân, những người có đủ khả năng chi trả.

12-8778-1676484266.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=EiCq3RzGEjYUIP2Sr2boFw

Một con phố ở Kabul được Kristijan Iličić chụp vào năm 2022. Ảnh: Kristijan Iličić/CNN

Bất chấp lời khuyên từ nhiều chính phủ nên hạn chế, không ít du khách vẫn tới đây. Blogger du lịch Kristijan Iličić, người Croatia, là một trong số đó. Anh đến vào năm 2020 và vẫn giữ liên lạc với một vài người dân địa phương. Iličić luôn tò mò về cuộc sống hiện tại ở nơi này có khác gì so với lần gần nhất ghé thăm. "Tôi muốn xem những người bạn của mình xoay xở thế nào dưới thời Taliban", anh nói.

Trên thực tế, có thể họ không thể xoay sở nổi. Liên Hợp Quốc ước tính khoảng 22 triệu người, chiếm khoảng 50% dân số, cần viện trợ lương thực khẩn cấp sau khi đối mặt với mùa đông tồi tệ nhất trong 15 năm.

Đến Afghanistan như thế nào?

Trung tâm trung chuyển lớn nhất cho các chuyến bay đến và rời Afghanistan là UAE. Mỗi tuần có khoảng 16 chuyến đến sân bay quốc tế Kabul từ Dubai, 3 chuyến khác từ Abu Dhabi. Ngoài ra còn có các chuyến bay thẳng từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kỳ), Islamabad (Pakistan) và Jeddah (Arab Saudi). Cửa khẩu đường bộ với Uzbekistan, Iran và Tajikistan cũng được mở.

Tuy nhiên, du khách không thể đơn giản là xách vali lên máy bay. Khách Việt Nam cần xin thị thực. Số lượng sứ quán Afghanistan trên khắp thế giới hiện ít hơn so với hai năm trước. Iličić nói rằng mất 500 USD để xin thị thực (cấp trong vòng 24 tiếng) từ sứ quán Afghanistan ở Dubai.

An ninh vẫn là vấn đề đáng lo ngại khi đất nước vẫn thường xuyên xảy ra các cuộc tấn công từ nhóm khủng bố ISIS. Do nhiều biện pháp trừng phạt quốc tế, quốc gia này vẫn phải đối mặt nạn đói, hệ thống chăm sóc sức khỏe yếu kém, tình hình vệ sinh ngày càng tồi tệ và thảm họa thiên nhiên cũng thường xuyên xảy ra.

Du khách nếu gặp sự cố có thể không được sứ quán nước mình hỗ trợ vì tình hình chính trị nhạy cảm ở quốc gia này. Đổi lại, họ có thể mua bảo hiểm du lịch, chi phí có thể cao hơn. Trong một số trường hợp, khách sẽ không được bảo hiểm nếu đến một nơi mà chính phủ đặt trong tình trạng "không được đi du lịch", theo Andrew Jernigan, CEO một công ty bảo hiểm du lịch.

1-3731-1676484266.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=XG9uMWaOuV0jC8q7bD2kgw

James Willcox (trái) dẫn tour đến Afghanistan. Ảnh: James Willcox/Untamed Borders

James Willcox, đồng sáng lập công ty du lịch Untamed Borders, dẫn tour đến đây từ 2008. Anh đến Afghanistan lần gần nhất là mùa thu 2022. "Nói chung, đất nước này an toàn hơn rất nhiều kể từ hồi tôi đến làm việc".

Du khách có nhiều loại hình lưu trú để chọn: ở khách sạn tại các thành phố lớn, nhà trọ ở vùng nông thôn và cắm trại. Tại những nơi không có nhà hàng, quán cà phê như vùng nông thôn, có thể lựa chọn ăn tối tại nhà dân để tránh mạo hiểm phải ra ngoài vào ban đêm. Về phương tiện di chuyển, du khách có thể dùng ôtô để đi lại trong nước.

Khi quay trở lại lần thứ hai, cả Willcox và Iličić đều có thể đến các vùng mới của đất nước. Một trong số đó là Minaret of Jam, di sản thế giới được UNESCO công nhận, nằm ở tỉnh Ghor xa xôi. Theo thông lệ ở các vùng nông thôn, du khách cần xin phép chính quyền địa phương trước khi đến. Xin phép vào ngày thứ sáu thường khó hơn vì đây là ngày mọi người nghỉ làm để dành thời gian cầu nguyện.

Quanh Afghanistan vẫn có các trạm kiểm soát an ninh dù hiện tại những người đứng canh ở đó là quân Taliban chứ không phải quân đội các nước khác. "Một trong những điều đáng chú ý nhất là tại các trạm kiểm soát, lính Taliban không mấy quan tâm đến chúng tôi", Willcox nói.

Iličić nói rằng Taliban có vẻ quan tâm đến blog của anh, và coi đây là cơ hội tốt để PR. Tại một trạm kiểm soát, anh còn được binh lính mời uống trà, trò chuyện. "Họ (Taliban) đang cố gắng gửi những hình ảnh tốt đẹp của họ ra với thế giới", Iličić cho hay. Đó là lý do mà chính quyền địa phương dễ dàng chấp thuận cho anh ghé thăm mọi nơi.

5-8490-1676484266.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=AjM-q5AIIT7y2BQEqTDVgA

Phương tiện di chuyển của người dân. Ảnh: CNN

Liên quan đến phụ nữ lại là một câu chuyện khác

Có lý do khiến Iličić, người thường đi du lịch cùng vợ Andrea, đến Afghanistan một mình. Đó là Taliban có nhiều quy định, hạn chế nghiêm ngặt với phụ nữ. Các khách hàng của Willcox cũng thường xuyên hỏi anh về trang phục nên mặc, đặc biệt là khăn trùm đầu. Willcox khi dẫn tour thường chủ động mang sẵn theo quần áo phù hợp để cung cấp cho khách. Luật pháp sở tại yêu cầu phụ nữ phải có người đi kèm khi ra ngoài. Vì vậy Willcox luôn yêu cầu khách nữ không được rời khách sạn một mình. Nhưng đổi lại, các nữ du khách có thể thoải mái trò chuyện với phụ nữ địa phương.

Bất kỳ chuyến đi nào cũng có ưu và nhược điểm, nhưng Afghanistan vẫn là nơi chỉ dành cho những du khách bạo dạn nhất. "Dù không phải quốc gia nguy hiểm nhất thế giới, nhưng nơi này không an toàn. Lời khuyên của tôi là hãy nghiên cứu kỹ lưỡng, thuê hướng dẫn viên địa phương nhiều kinh nghiệm, tôn trọng nền văn hóa, tử tế với mọi người và tuân theo các quy tắc", Iličić nói

Anh Minh (Theo CNN)

Có thể bạn quan tâm

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Tồn tại hơn một thế kỷ, từ mẫu xe thể thao mạnh mẽ cho đến những chiếc xe tải có bảng điều khiển kỳ lạ đã khiến Chevrolet trở thành biểu tượng của ngành ô tô...

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

Hơn một triệu chiếc đã được xuất xưởng khiến 4Runner trở thành một trong những chiếc SUV thành công nhất trong lịch sử ô tô và có thể nghĩ rằng tất cả đều bắt đầu từ một trong những ý tưởng cơ bản nhất từng được hình thành...

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

Ferrari S.p.A là một công ty chuyên về sản xuất siêu xe thể thao của Italia do Enzo Ferrari sáng lập vào năm 1939 với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari, đến năm 1946, hãng đổi tên thành Ferrari S.p.A như hiện nay...