Toyota “học” Tesla sử dụng camera để tiết kiệm chi phí

Woven Planet – công ty con của Toyota và là đơn vị phát triển và duy trì các sản phẩm và công nghệ của hãng xe Nhật Bản sẽ áp dụng phương pháp giống Tesla để phát triển công nghệ tự lái.
Toyota “học” Tesla sử dụng camera để tiết kiệm chi phí

Theo đó, Woven Planet sẽ chỉ sử dụng camera để thu thập dữ liệu qua đó cung cấp thông tin cho hệ thống tự lái của ô tô. Phương pháp này được cho là tiết kiệm hơn nhiều so với chi phí sử dụng các cảm biến radar khi công nghệ tự lái cần một lượng dữ liệu lớn trên đội xe khổng lồ để đảm bảo kết quả cuối cùng là tinh tuý nhất và việc trang bị cảm biến radar trên toàn bộ đội xe thử nghiệm là không thể vì mất quá nhiều chi phí.

Camera của Woven Planet sẽ giúp chi phí rẻ hơn 90% so với các cảm biến mà đơn vị này đã sử dụng trước đây và việc lắp đặt cũng dễ dàng, có thể giúp mở rộng dự án tương đối dễ dàng trên hầu hết các sản phẩm của Toyota.

Tuy nhiên Toyota sẽ không hoàn toàn loại bỏ các loại cảm biến radar khi vẫn sử dụng công nghệ LiDAR hoặc các hệ thống cảm biến radar khác cho các dự án robot và xe tự hành khi cho rằng đây là phương pháp tốt nhất để áp dụng cho kỹ thuật robot.

Trong tương lai nếu công nghệ camera tối ưu hơn nữa so với các loại cảm biến thì việc áp dụng camera sẽ được nhân rộng khi nó vừa đảm bảo được việc giảm chi phí mà vẫn mang lại hiệu quả cho các hệ thống tự hành.

Trong khi đó, Tesla đã loại bỏ cảm biến radar trên hệ thống tự lái từ hồi giữa năm 2021 trên một số mẫu xe của mình khi tỉ phú Elon Musk tuyên bố rằng Lidar là "trò lừa của mấy kẻ ngốc" và nó quá đắt và khó sử dụng.

Tại thị trường Bắc Mỹ, Tesla thông báo sẽ sử dụng hệ thống camera thay cho cảm biến radar trên xe Model 3 và Model Y. Tuy nhiên, các mẫu xe Model S và Model X vẫn còn sử dụng radar khi đây là các mẫu xe giá cao và radar vẫn cần để cung cấp dữ liệu bổ sung cho phép ôtô phát hiện và tránh chướng ngại vật trên đường khi điều kiện tầm nhìn kém ban đêm và thời tiết khắc nghiệt.

Theo các đánh giá thì nếu chỉ sử dụng camera cho hệ thống tự lái thì nó mới chỉ đạt cấp độ 2, cấp độ người lái xe chịu trách nhiệm giám sát an toàn trong toàn bộ hành trình và nếu để đạt được cấp độ 4 (không cần sự giám sát của con người) thì các hãng xe vẫn phải sử dụng mọi loại cảm biến bao gồm camera, radar, Lidar và những thứ khác có thể được phát minh ra trong tương lai.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Những mẫu xe tốt nhất lịch sử Chevrolet

Tồn tại hơn một thế kỷ, từ mẫu xe thể thao mạnh mẽ cho đến những chiếc xe tải có bảng điều khiển kỳ lạ đã khiến Chevrolet trở thành biểu tượng của ngành ô tô...

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

4Runner: Mẫu xe địa hình mang tính biểu tượng của Toyota

Hơn một triệu chiếc đã được xuất xưởng khiến 4Runner trở thành một trong những chiếc SUV thành công nhất trong lịch sử ô tô và có thể nghĩ rằng tất cả đều bắt đầu từ một trong những ý tưởng cơ bản nhất từng được hình thành...

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

10 mẫu Ferrari đắt nhất thế giới

Ferrari S.p.A là một công ty chuyên về sản xuất siêu xe thể thao của Italia do Enzo Ferrari sáng lập vào năm 1939 với tên gọi ban đầu là Scuderia Ferrari, đến năm 1946, hãng đổi tên thành Ferrari S.p.A như hiện nay...