Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"
Ông Phạm Quốc Tuấn, một trong những nhà đồng sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành Giới Đức Hương.

Ông Phạm Quốc Tuấn, một trong những nhà đồng sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành Giới Đức Hương.

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 2

Trầm là loại hương liệu thiên nhiên quý mà việc khai thác vô cùng khó khăn, sản lượng hữu hạn. Với những công dụng và đặc tính quý báufad296, trầm đã được nhân loại biết đến và sử dụng trầm từ hàng ngàn, hàng trăm năm nay, đặc biệt là dành cho các nghi lễ tôn giáo.

Những nghiên cứu đầu tiên về trầm hương được ghi nhận từ La Mã hơn 2.000 năm trước. Nhưng đến thế kỷ 21, tại những phòng thí nghiệm từ Tây Âu đến Đông Á, các đặc tính của trầm vẫn đang tiếp tục được phân tích.

Theo các nhà nghiên cứu, bên trong những khối trầm là các bí ẩn song hành cùng với lịch sử của nhân loại. Dấu tích của trầm thấm đẫm trong các cổ văn tiếng Phạn, tiếng Hán, tiếng Latinh… cho đến những công trình viết bằng tiếng Anh hiện đại ngày nay.

Bên cạnh ý nghĩa ứng dụng từ mùi hương và dược tính, câu chuyện về trầm còn gắn với năng lực tự chữa lành của thiên nhiên. Cây dó bị thương chỗ nào, chất dầu trong thân sẽ tụ lại để bao bọc chỗ đó.

Vòng trầm giới đức hương
Vòng trầm

Trải qua sự xâm nhập của nấm mốc, trầy xước từ năm này qua năm khác, tuỳ theo thời gian hình thành và mức độ tổn thương mà biến tính, tích tụ tinh dầu tạo nên Trầm.

          

Tại Việt Nam, trầm được biết đến nhiều là loại được sinh ra từ cây dó bầu. Theo giới thạo về trầm, chi thực vật này thuộc họ Trầm, được biết đến với những tên gọi phổ biến như “dó trầm”, “dó bầu”, “trầm dó”, “trầm hương”… và phân bố rải rác trong các khu rừng rậm nhiệt đới nguyên sinh, mưa theo mùa, luôn ẩm.

          

Người ta truyền nhau rằng, những cây dó có trầm thường được nhận biết bởi vẻ ngoài xơ xác, u bướu gồ ghề, trên thân còn dấu tích của sâu mối, mảnh bom đạn găm, hay vết gẫy cành, sét đánh… Nên có thể nói mà không sợ quá lời rằng, cuộc đời của trầm hương là một hành trình đầy những vết thương và nỗi đau để sinh tồn.

Chia sẻ những tri thức về trầm, ông Phạm Quốc Tuấn – một trong những nhà đồng sáng lập, đồng thời là Giám đốc điều hành Giới Đức Hương – cũng nhấn mạnh về một “nỗi đau” khác của trầm: “Trầm đã được khai thác từ các cánh rừng miền Trung Việt Nam ít nhất là hơn một thiên niên kỷ. Trong nhiều thế kỷ, trầm hương được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam và phục vụ các tầng lớp thượng lưu khắp thế giới. Mặc dù luôn nhận thức được sự quý giá của nguyên liệu này, các hiểu biết và nghiên cứu về trầm tại Việt Nam vẫn còn nhiều khoảng trống.

Cùng đó, nó được mặc định là một sản phẩm “ngoài tầm với” của đại chúng, bao phủ bởi các truyền thuyết truyền khẩu và cả những nhiễu nhương của thị trường thương mại”.

Lư trầm giới đức hương
Thiện mỹ chân an

Giữa một chiều cuối năm Hà Thành mưa lạnh tê tái, bỏ phố xá ùn tắc và dòng người xe kiên nhẫn nhích từng chút một ngoài kia, các nhà sáng lập Giới Đức Hương đã chia sẻ về những tâm huyết được họ gửi gắm vào thương hiệu đặc biệt này.

Theo đó, nếu trầm được tích tụ, hình thành nên từ những vết thương, và hóa giải nỗi đau đó thành một thứ nguyên vật liệu quý cho đời, thì Giới Đức Hương cũng sẽ giải quyết một “điểm đau” trong cuộc sống: tiếp cận và nghiên cứu nhiều hơn về trầm để lấp dẫn những khoảng trống về thông tin được xác thực, đưa ra những sản phẩm xứng đáng “để mỗi người Việt Nam đều có thể sử dụng trầm thật”, với mức chi phí không quá tầm với, nhưng được thiết kế đủ tinh tế và đạt những chuẩn mực về văn hóa, lịch sử.

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 6
Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 7

“Trầm là một lĩnh vực nghiên cứu khoa học, chứ không chỉ là một mặt hàng thương mại. Tìm thấy trầm thật đã khó, tìm ra cách dùng trầm đúng giá trị còn khó hơn.

Chúng tôi đã mất rất nhiều công sức để tập hợp, mời gọi các chuyên gia về văn hóa, nhà nghiên cứu lịch sử và nghệ nhân dân gian cùng thiết kế các sản phẩm phục vụ cho nhu cầu tâm linh và thẩm mỹ truyền thống.

Tất cả chỉ để trả lời câu hỏi:
Làm thế nào để trầm có đời sống xứng đáng trong văn hóa Việt?”, nhà báo Đinh Đức Hoàng, một trong những người sáng lập Giới Đức Hương cho biết.

Cũng vì thế, Giới Đức Hương không đơn thuần là một doanh nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, cũng như không chỉ hướng đến tăng trưởng và lợi nhuận. Với họ, sản phẩm chỉ là một phương tiện để đưa các ý nghĩa tâm linh, ý nghĩa văn hóa, thẩm mỹ và dược tính của trầm đến với người dùng.

Theo dự liệu của họ, đây sẽ là một hành trình rất dài để lan toả các giá trị Chân – An - Thiện - Mỹ, giống như người “ngậm ngải” để vượt muôn trùng gian khó.
Theo dự liệu của họ, đây sẽ là một hành trình rất dài để lan toả các giá trị Chân – An - Thiện - Mỹ, giống như người “ngậm ngải” để vượt muôn trùng gian khó.

Theo dự liệu của họ, đây sẽ là một hành trình rất dài để lan toả các giá trị Chân – An - Thiện - Mỹ, giống như người “ngậm ngải” để vượt muôn trùng gian khó.

“Trong đó, một giá trị đầu tiên và cốt lõi là CHÂN – cái thật đến từ nguyên liệu trầm dù được tồn tại trong khuôn dạng của loại sản phẩm nào, đến từ sự minh bạch về thành phần, xuất xứ. Kế đến là MỸ - giá trị văn hóa được cụ thể hóa bằng những hoa văn, hình ảnh đồ họa trong các thiết kế bao bì và câu chuyện đi cùng. Phía sau những vật phẩm dành dâng cúng tổ tiên, hay những bộ quà tri ân… là các thông điệp văn hóa gắn liền với tín ngưỡng và đạo lý, là các kết nối giữa quá khứ - hiện tại”, CEO Phạm Quốc Tuấn chia sẻ.

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 10

Tại lễ ra mắt thương hiệu Giới Đức Hương, một khách mời cũng là người đã “lăn lóc” trong giới chuyên về sản phẩm hữu cơ đã nhắc đến cái khó của những người “làm thật, nói thật”.

“Ai từng chưng cất tinh dầu, sản xuất các sản phẩm có tinh dầu đều biết, chỉ cần lấy thêm quá ngưỡng cam kết một chút, giá thành đã khác, lợi nhuận đã cao hơn. Hay khi lòng tham điều khiển, người ta có thể “điều chế” thêm chút hóa chất, câu chuyện đã hoàn toàn đi sang một hướng khác.

Nếu như vậy, chúng ta không chỉ bội tín với người tiêu dùng, mà còn phản bội cái sứ mệnh mà mình tự chọn tự mang là “nói đúng, làm thật”. Nên cũng như tinh dầu, làm trầm cũng cần đến một sự dũng cảm và theo đuổi lý tưởng bền bỉ, để không bao giờ bước qua cái mà chúng ta gọi là “lằn ranh của sự tử tế” đó”, vị khách này nói.

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 11
Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 12
Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 13

Minh chứng cho điều này, là câu chuyện về nghệ nhân Trần Phê – một thứ “gia bảo” đặc biệt của Giới Đức Hương. Xuất thân từ vùng Vạn Giã (Khánh Hòa), từ 17 tuổi đã theo chân người làng đi tìm trầm rồi lăn lộn trong giới, anh Phê vừa sở hữu khứu giác tinh nhạy được xưng tụng là “mũi thánh”, vừa tích lũy kinh nghiệm gần 40 năm gắn bó với trầm.

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế" ảnh 14

Nhờ đó, ngửi trầm là anh có thể biết trầm thuộc vùng nào, quốc gia nào, thuộc loại mấy, trên thị trường đang định giá bao nhiêu… Với một người như vậy, việc thẩm định và phát ngôn về giá trị của trầm phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức, sự tử tế, tư cách làm nghề của họ.

SẢN PHẨM GIỚI ĐỨC HƯƠNG

Sống cùng trầm bao nhiêu năm, nhưng không bị cám dỗ để làm trầm giả. Cái giá trị đạo đức của người nghệ nhân kỳ tài này nằm ở chính cái “lằn ranh” ấy, thế nên, người người tìm được kỳ nam luôn phải tìm đến anh để nhờ “thẩm”.

          

“Ngoài những tiêu chí có thể đo đếm được, thì có những li lai của đạo đức làm nghề và làm người. Không ai quy định và kiểm soát được cái đó mạnh mẽ hơn chính những người có năng lực phát giá cho trầm. Và “nhân hiệu” của anh Phê, cũng như thương hiệu Giới Đức Hương, được dựng xây nên nhờ việc giữ THIỆN TÂM để không bước qua “lằn ranh” ấy”, anh Phạm Quốc Tuấn nhấn mạnh.

          

Bài: Hoài Nam
Ảnh: Quang Nam
Thiết kế: AICMS

Có thể bạn quan tâm

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...