Bamboo Airways mở đại lý ở Mỹ, chuẩn bị chuyến bay thẳng?

Lãnh đạo Bamboo Airways cho biết, tổng đại lý đại diện hãng tại thị trường Mỹ là AVIVAWORLD - một trong những đơn vị cung cấp giải pháp hàng không và du lịch hàng đầu thế giới.

Bamboo Airways ra mắt tổng đại lý tại thị trường Mỹ, công bố đường bay thẳng Việt - Mỹ dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc.

Dự kiến bay thẳng thường lệ vào đầu năm 2022

AVIAWORLD sẽ hỗ trợ Bamboo Airways trong các vấn đề thủ tục, chính sách với chính quyền sở tại đối với dịch vụ vận tải hàng không của hãng; thúc đẩy bán hàng và các hoạt động marketing, nghiên cứu thị trường; phối hợp quản lý chính sách dịch vụ khách hàng, chăm sóc khách hàng và khai thác chuyến bay tại Mỹ…

Chuẩn bị chuyến bay thẳng: Bamboo Airways mở đại lý tại Mỹ - 1

Ông Đặng Tất Thắng - Tổng giám đốc Bamboo Airways và ông Leslie J. Machado, Giám đốc điều hành AVIAWORLD - Tổng đại lý chính thức của hãng này tại thị trường Mỹ ký kết thoả thuận hợp tác, dưới sự chứng kiến của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc

"Các đối tác, đại lý không chỉ là người bạn đồng hành quan trọng, đóng vai trò cầu nối giữa Bamboo Airways với khách hàng, mà còn là nhân tố không thể thiếu đóng góp vào sự thành công về mặt thương mại của tuyến bay thẳng từ Việt Nam tới thị trường hàng không khó tính bậc nhất thế giới”, ông Đặng Tất Thắng - Tổng giám đốc Bamboo Airways nói.

Phía AVIAWORLD, Giám đốc điều hành Leslie J. Machado cho biết: "Chuẩn bị cho tuyến bay thẳng lịch sử giữa Việt Nam và Mỹ, ưu tiên hàng đầu của đơn vị này là giới thiệu thương hiệu Bamboo Airways đến các đối tác thương mại và du khách trên khắp nước Mỹ".

Theo kế hoạch, Bamboo Airways sẽ gia nhập Tập đoàn báo cáo hàng không (ARC) từ tháng 10/2021 nhằm chuẩn bị cho việc bán vé qua các kênh phân phối du lịch tại thị trường Mỹ.

Đây được coi là bước chuẩn bị lớn tiếp theo sau khi Bamboo Airways được Cục An ninh Vận tải Mỹ (TSA) cấp phép loạt chuyến bay thẳng hai chiều Việt - Mỹ đầu tiên. Nhiều bước đệm vững chắc đã được thiết lập hướng tới hành trình mở đường bay thẳng thương mại thường lệ đầu tiên giữa hai quốc gia Việt Nam và Mỹ của Bamboo Airways.

Dự kiến nếu điều kiện cho phép, đường bay sẽ đi vào khai thác từ đầu năm 2022, tần suất khởi đầu là 3 chuyến/tuần, và sẽ nhanh chóng nâng lên thành 5 - 7 chuyến/tuần trên cơ sở nhu cầu thị trường.

Trước mắt, Bambaoo Airways sẽ bay chặng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất - sân bay quốc tế San Francisco. Về lâu dài, đường bay đến Mỹ của hãng sẽ kết nối với sân bay quốc tế Los Angeles.

Để phục vụ cho kế hoạch bay quốc tế nói chung và đường bay thẳng Mỹ nói riêng được thuận lợi và an toàn, hãng đang hợp tác với Hiệp hội Hàng không Quốc tế (IATA) để áp dụng Hộ chiếu sức khoẻ điện tử IATA Travel Pass. Thử nghiệm đầu tiên chính thức được triển khai trên chuyến bay thẳng Việt - Mỹ của Bamboo Airways ngày 23/9. Nối tiếp đó, hãng này lên kế hoạch đưa vào ứng dụng IATA Travel Pass trên các chuyến bay quốc tế tiếp theo.

Ký gói thoả thuận động cơ máy bay trị giá 2 tỷ USD

Cùng ngày, Bamboo Airways ký kết thoả thuận lựa chọn động cơ GENx và gói bảo dưỡng cho tàu bay Boeing 787-9 trị giá khoảng 2 tỷ USD với GE Aviation (công ty trực thuộc Tập đoàn General Electric) của Mỹ.

Thương vụ ký kết với GE Aviation có giá trị lớn nhất trong loạt văn kiện ký kết lần này. Dự kiến động cơ GEnx được chuyển giao năm 2022 sẽ được sử dụng cho đội tàu bay thân rộng Boeing 787-9 Dreamliner của Bamboo Airways. Đây sẽ là đội bay chủ lực để khai thác các hành trình bay thẳng Việt - Mỹ của hãng trong tương lai.

GENx là động cơ phản lực lực đẩy cao được phát triển cho dòng máy bay Boeing 787 Dreamliner và B747-8, có ưu điểm ít tiêu hao nhiên liệu và giảm khí thải CO2 ra môi trường lên tới 15%. Đây được coi là đại diện cho bước tiến vượt bậc trong công nghệ động cơ đẩy, sử dụng vật liệu bền nhẹ và kết hợp các công nghệ tiên tiến để giảm trọng lượng, cải thiện hiệu suất và tính năng động cơ, tiết kiệm nhiên liệu, là lựa chọn tốt nhất với các tuyến bay tầm xa.

“GE là tập đoàn hàng đầu và uy tín về sản xuất động cơ trên toàn cầu. Việc lựa chọn động cơ mới của GE và gói bảo dưỡng cho tàu bay Boeing 787-9 sẽ giúp gia tăng hiệu suất khai thác, chất lượng dịch vụ của đường bay thẳng Việt - Mỹ, cũng như khả năng cạnh tranh của Bamboo Airways trên những đường bay quốc tế nhiều tiềm năng trong tương lai”, ông Đặng Tất Thắng cho biết.

Cũng theo ông Thắng, bên cạnh việc củng cố và mở rộng đội bay hiện đại của hãng, việc ký kết thoả thuận với GE sẽ đặt nền tảng vững chắc để thúc đẩy kế hoạch phát triển tuyến bay quan trọng này trong tương lai. Đây cũng sẽ là bước đệm quan trọng để mở rộng mạng bay xuyên lục địa, kết nối Việt Nam với các thị trường tầm trung và tầm xa.

GE là một trong những đối tác truyền thống của Bamboo Airways trong nhiều năm qua. Trong năm đầu đi vào hoạt động, Bamboo Airways đã trang bị các động cơ đời mới LEAP-1A từ CFM International (liên doanh của GE và Safran Aircraft Engines) cho đội tàu bay Airbus A321neo. Đây cũng là lần đầu tiên LEAP-1A được đưa vào sử dụng tại thị trường Việt Nam.

Động cơ khẳng định tính hiệu quả trong hoạt động và sức bền khi đồng hành cùng đội bay Bamboo Airways qua nhiều cột mốc như khai thác các đường bay ngách tại Việt Nam, cũng như mở mới nhiều đường bay khu vực tầm trung như Singapore, Thái Lan, Đài Loan, Hàn Quốc…

Trong khuôn khổ sự kiện, Bamboo Airways cũng ký kết thoả thuận với CFM International về việc lựa chọn động cơ LEAP-1A và dịch vụ bảo dưỡng cho toàn bộ 50 máy bay A320/A321neo đặt hàng từ Airbus.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...