Christian Louboutin được đầu tư 642 triệu USD

Christian Louboutin- thương hiệu giày đế đỏ trứ danh vừa được nhận đầu tư 642 triệu Đô-la Mỹ (tương đương 12 nghìn tỷ VNĐ) từ công ty Exor của gia tộc quyền lực – Agnelli.
Christian Louboutin

Thương hiệu Christian Louboutin nổi tiếng với những đôi giày đế đỏ quyền lực

Gia tộc Agnelli – nắm trong tay một loạt thương hiệu nổi tiếng như Juventus, Ferrari, Maserati, Fiat... đã đầu tư 642 triệu đô vào Christian Louboutin. Exor (công ty của gia tộc Agnelli sẽ chính thức trở thành một cổ đông lớn, nắm giữ 24% cổ phần của Christian Louboutin – đế chế thời trang nổi tiếng của những đôi giày đế đỏ.

Phần đế đỏ - biểu tượng của hãng Christian Louboutin

Giày đế đỏ – biểu tượng của hãng Christian Louboutin

Giao dịch này dự kiến sẽ hoàn thành trong quý II tới đây, theo như những chia sẻ từ gia tộc Agnelli, ông chủ đứng đằng sau thương hiệu Ferrari. Có vẻ, trong thời gian tới đây, thời trang sẽ là lĩnh vực ưu tiên thu hút sự chú ý của gia tộc này. “Chúng tôi có chung tinh thần của một gia đình, cùng văn hoá và chia sẻ cùng những giá trị, đó chính là nền tảng vững chắc nhất trong một mối quan hệ hợp tác bền chặt. Sự sáng tạo phi thường của Christian Louboutin, cùng với năng lượng và tầm nhìn độc đáo, chính là những yếu tố thiết yếu để làm nên một đế chế vĩ đại” - chia sẻ từ John Elkann – Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành của Exor.

Gia tộc Agnelli

John Elkann - người thừa kế đời thứ 5 của gia tộc Agnelli

Trong tuyên bố chung mới đây, đại diện của công ty Exor cũng khẳng định mối quan hệ hợp tác này sẽ đưa đế chế thời trang bước sang một trang lịch sử mới, phát triển vượt bậc. Đặc biệt là với tham vọng bành trướng sang thị trường Trung Quốc và đẩy mạnh phát triển các hoạt động thương mại trên các nền tảng số và e-commerce. “Tôi đã chứng kiến xuyên suốt hàng thập kỷ, cách mà Christian đã chèo lái và tạo ra một trong những thương hiệu sang trọng và đẳng cấp hàng đầu trên thế giới” – John Elkann.

Thương vụ thế kỷ với Louboutin, đang chứng minh sức hấp dẫn của ngành thời trang với các nhà đầu tư trên toàn thế giới. Vào đầu tháng vừa qua, công ty cổ phần tư nhân L Catterton và Financière Agache của gia tộc Arnault – gia đình nắm giữ ngôi vương trong ngành công nghiệp xa xỉ của nước Pháp với sự hẫu thuẫn của LVMH Moët Hennessy Louis Vuitton đã mua lại phần lớn cổ phần của Birkenstock, với tham vọng bành trướng sang thị trường châu Á, mở thêm hàng loạt các cửa hàng tại đây và phát triển hệ thống e-commerce nhằm chiếm lĩnh thị trường.

Christian Louboutin Beauté - Nguồn ảnh: từ hãng

Christian Louboutin Beauté

Là một trong những thương hiệu thiết kế giày dép nổi tiếng và được ưa chuộng bậc nhất trên thế giới, Louboutin được thành lập tại Paris vào năm 1991 và đã dần dần xây dựng được một đế chế của riêng mình. Các tín đồ thời trang trên khắp thế giới, không một ai là không biết đến giày của thương hiệu này. Hãng sau đó đã mở rộng sản xuất sang giày nam, túi xách và các phụ kiện bằng da. Vào năm 2014, hãng đã lấn sân sang lĩnh vực làm đẹp với Christian Louboutin Beauté. Hiện nay, thương hiệu này nắm giữ khoảng 150 cửa hàng, trải rộng trên 30 quốc gia trên toàn thế giới.

Giày đế đỏ

Giày đế đỏ là biểu tượng của Christian Louboutin, tương tự họa tiết monogram của Louis Vuitton hay đường may hình quả trám của Chanel. Ảnh: Lifestyle Asia.

Như một phần của thương vụ, Exor sẽ nắm giữ quyền để cử 2 trong số 7 thành viên của Hội đồng quản trị. Exor đã nhấn mạnh rằng “Christian Louboutin có một đội ngũ quản lý xuất sắc và giàu kinh nghiệm, đã thực thi một cách xuất sắc những chiến lược tập trung vào sự phát triển và tăng trưởng tuyệt vời của hãng”.

Vào tháng 12 vừa qua, Exor cũng đã tuyên bố sẽ đầu tư khoảng 91 triệu đô la vào Shang Xia – một thương hiệu cao cấp tại Trung Quốc và trở thành một trong những cổ đông chính của công ty, cùng với Hermès International và người đồng sáng lập Jiang Qiong Er.

Exor là một công ty đầu tư đa lĩnh vực, sở hữu cổ phần trong nhiều tập đoàn lớn như The Economist Group, PartnerRe, Stellantis, CNH Industrial, GEDI Gruppo Editoriale và câu lạc bộ bóng đá Juventus FC.

Xem thêm

Những đôi giày thể thao "chất lừ" Hè 2021 - P1

Những đôi giày thể thao "chất lừ" Hè 2021 - P1

Top giày thể thao đáng chú ý nhất của mùa Hè 2021 này là những thiết kế đa dạng từ các phối màu color-block rực rỡ, những sắc pastel nền nã đến những thiết kế đơn sắc trơn tru và sang trọng.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...