Cơn sốt túi Hermès Birkin và Kelly

COVID-19 có thể ngăn cấm các sự kiện thời trang, du lịch, nhà hàng... nhưng nó không thể ảnh hưởng đến việc khách hàng tìm mua túi Hermès.
Cơn sốt túi Hermès Birkin và Kelly

Việc tìm mua túi xách Hermès vẫn được khách hàng ưu tiên trong đại dịch toàn cầu. Ảnh: Instagram @hermes

Nhà mốt Pháp Hermès vừa thông báo kết quả kinh doanh Q4/2020. Giống với tập đoàn LVMH, tình hình kinh doanh của Hermès vô cùng khả quan. Doanh số tốt hơn dự kiến của nhiều nhà phân tích tài chính. Lý do chính vì các khách hàng xa xỉ tập trung đầu tư cho những thương hiệu lâu đời, như Hermès, Louis Vuitton và Dior, trong thời gian vừa qua.

Sức mạnh của các thương hiệu có tuổi đời cả thế kỷ

Theo báo cáo tài chính, tổng doanh thu của Hermès chỉ giảm 7,2% so với cùng kỳ năm trước (2019).

Trong khi đó, tập đoàn Kering (sở hữu Gucci, Saint Laurent) giảm sút đến 16%. Còn tập đoàn Capri Holdings (sở hữu Versace, Michael Kors, Jimmy Choo) giảm 17,1%. Lý do vì tập đoàn Kering và Capri Holdings sở hữu các thương hiệu còn quá non trẻ, mới có tuổi đời vài chục năm, thường được đánh đồng với hình ảnh trendy, bắt xu hướng nhanh, thay vì được cho là tạo nên những sản phẩm có sức trường tồn theo năm tháng.

Ví dụ như Gucci. Nhà mốt Ý này chiếm 60% tổng doanh số và 80% tổng lợi nhuận tại tập đoàn Kering. Đồng thời là thương hiệu có sức tăng trưởng mạnh nhất từ 2015 đến bây giờ. Nhưng, doanh số Gucci lại sụt giảm mạnh khi so với Louis Vuitton, Dior và Hermès trong năm 2020.

Nhờ sự ủng hộ của những ngôi sao mà Hermès có sức mạnh truyền thông rất mạnh. Điều này gián tiếp kích thích fan đi tìm mua túi Hermès cho giống thần tượng. Ảnh: @iamcardib

“Gucci đặc biệt được ưa chuộng khi các sự kiện thảm đỏ diễn ra nhiều. Vì người ta mong muốn có một món phụ kiện độc bản giúp họ nổi bật”, trích lời chuyên gia phân tích ngành hàng xa xỉ phẩm Michele Ateyeh. Tuy nhiên, trong giai đoạn đại dịch hoành hành, khách hàng lại có “nhu cầu tìm về các món đồ mang giá trị đầu tư cao, chỉ có tăng giá chứ chẳng thuyên giảm sau khi mua”.

Chính vì vậy, những sản phẩm mang tính chất cổ điển vượt thời gian – điển hình là đồng hồ Rolex và Patek Philippe, túi xách Hermès và Louis Vuitton – được chào đón nhiệt liệt hơn so với các sản phẩm mang tính chất trendy trong giai đoạn 2020.

Khách hàng mua túi Hermès nào trong đại dịch?

Túi Kelly Sellier với họa tiết khăn lụa nổi tiếng của Hermès. Ảnh: Instagram @hermes

Khách hàng Hermès đổ xô đi mua túi Birkin và Kelly trong đại dịch

Theo nhiều nhà phân tích kinh doanh và tài chính, thương hiệu 184 năm tuổi “được nhờ” khá nhiều vì đại dịch. Mất đi cơ hội đi du lịch hạng sang và ăn uống tại các nhà hàng Michelin, khách hàng “sộp” không còn quá nhiều nơi khác để chi tiêu – ngoại trừ mua sắm vật phẩm xa xỉ.

Ngôi sao sáng giá nhất của Hermès luôn là các dòng túi cổ điển Birkin và Kelly. Thấp nhất thì khoảng 8.000 đô-la Mỹ. Cao nhất thì cả trăm ngàn đô. Chúng giúp Hermès đạt tổng doanh thu 2,54 tỷ đô-la Mỹ trong ba tháng cuối năm.

Trong đại dịch, Hermès cũng nhận chủ yếu những đơn đặt hàng mua túi xách cho các màu sắc cổ điển. Theo cô Judy Taylor, chủ cửa hàng Madison Avenue Couture chuyên kinh doanh túi xách Hermès, “đa phần các mã màu được bán ra trong thời gian cuối năm 2020 đều là gam xám, đen, vàng, trắng và caramel”. Chủ cửa hàng cũng cho biết, dòng túi Hermès Birkin và Kelly có doanh số tăng 30% so với cùng kỳ năm 2019.

Sự trung thành của khách hàng Hermès

Ảnh: Instagram @hermes

Khách hàng Hermès đổ xô đi mua túi Birkin và Kelly trong đại dịch

Trong báo cáo kinh doanh, Hermès cũng nhấn mạnh rằng, doanh số tốt đến từ hai yếu tố. Một là do châu Á – Thái Bình Dương khởi sắc. Như mọi thương hiệu khác, tình hình kinh doanh của Hermès tại Trung Quốc, Hàn Quốc và Úc đặc biệt tốt. Doanh số dịp cuối năm 2020 tăng 14%.

Tuy nhiên, một lý do khác giúp Hermès vững gót chân là vì lượng khách hàng trung thành tại châu Âu.

Châu Âu, do là điểm du lịch được ưa thích, nên doanh số bán hàng tại khu vực này cũng phụ thuộc nhiều vào khách du lịch. Đặc biệt là nhóm khách đến từ Trung Quốc. Trong năm 2020, nhiều thương hiệu xa xỉ đối mặt với sự sụt giảm nặng nề tại châu Âu khi các biên giới đóng cửa, cấm khách du lịch đến thăm. Trong khi đó, Hermès lại có lượng fan trung thành tại châu Âu, nên sức mua túi xách của thương hiệu tại đây không bị thiệt hại tương tự.

Đáp trả lại lòng yêu thương của các khách hàng thân thiết, Hermès tuyên bố sẽ không tăng giá trong 2021. À, chỉ tăng 1% vì chi phí sản xuất tăng mà thôi!

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...