Đại sứ thương hiệu Kim Soo Hyun tại sự kiến giới thiệu đồng hồ Mido

Tiếp nối thành công của bộ sưu tập đồng hồ Ocean Star, Mido đã công bố phiên bản mới đặc biệt Ocean Star GMT tại Seoul cùng đại sứ thương hiệu Kim Soo Hyun.
Đại sứ thương hiệu Kim Soo Hyun tại sự kiến giới thiệu đồng hồ Mido

Diễn viên Kim Soo Hyun đại sứ thương hiệu thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Mido 

Đây cũng là lần đầu tiên, nhà sản xuất đồng hồ Thụy Sĩ với lịch sử hơn 100 năm đánh dấu sự trở lị trong một sự kiện lớn quy tụ nhiều nhiều người tham dự, cùng với sự góp mặt củ nam diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc kiêm Đại sứ thương hiệu Kim Soo Hyun. Sự kiện được diễn ra ngay bên bờ sông Hàn, trong khung cảnh nhìn về phía thủ đô Seoul - nơi chốn lý tưởng để gặp gỡ và trò chuyện cùng Chủ tịch Mido, ông Franz Linder và khám phá bộ sưu tập Ocean Star. 

Rất vinh dự và phấn khích khi làm đại sứ thương hiệu cho Mido từ hơn một năm nay, Kim Soo Hyun chia sẻ rằng phiên bản diving watch đặc biệt này mang đậm dấu ấn của đại dương với mặt số xanh biển được làm nổi bật với dải màu đỏ trên viền bích, tương phản với vòng xoay ceramic xanh dương. Tạo tác được lắp bộ máy chính xác Calibre 80 với chức năng hữu dụng GMT rất được ưa chuộng hiện nay. Ngoài dây thép không rỉ, Mido còn tặng kèm một dây kiểu Nato với các sọc màu đỏ xanh trắng khá bắt mắt và dây này có thể thay nhanh để đổi phong cách cho phù hợp với trang phục công sở hay những dịp dã ngoại cuối tuần.

Thương hiệu đồng hồ Thụy Sĩ Mido và nam diễn viên nổi tiếng Hàn Quốc Kim Soo Hyun cùng chia sẻ những giá trị mạnh mẽ: quyết tâm và tham vọng đạt được hiệu suất cao nhất, dù trong lĩnh vực sản xuất đồng hồ hay nghệ thuật. Theo ông Franz Linder, Chủ tịch hãng đồng hồ Mido, đây cũng chính là lý do khiến ông và thương hiệu Mido lựa chọn Kim Soo Hyun làm đại sứ và gương mặt đại diện cho chiến dịch lần này. 

Đại sứ thương hiệu Kim Soo Hyun tại sự kiện giới thiệu phiên bản mới đặc biệt Ocean Star GMT

Đồng hồ GMT hiển thị giờ kép cho phép người đeo trải nghiệm hai múi giờ: giờ địa phương và giờ của nơi mà người đeo mong muốn biết. Múi giờ đầu tiên được biểu thị qua bộ kim giờ phút được cắt bằng kim cương có khoét rãnh giữa. Múi giờ thứ hai có thể xem qua chiếc kim màu đỏ hướng về mặt bích của mặt số, nơi được chia 24 vạch giờ với một nửa màu đỏ từ 6 giờ đến 18 giờ đại diện cho ban ngày nên rất trực quan và rõ ràng.

Bên cạnh đó, bộ kim, cọc số và vị trí điểm 12 giờ trên viền được phủ lớp dạ quang Super-LumiNova® để người đeo có thể quan sát thời gian dù là trong bóng tối. Cửa sổ ngày được đặt ở vị trí 3 giờ. Hoàn thiện vẻ ngoài cao cấp là mặt kính được chế tác từ sapphire có phủ lớp chống phản chiếu cả hai mặt.

Bộ máy tự động Calibre 80 cung cấp năng lượng dự trữ lên đến 80 giờ, với các linh kiện tinh xảo và các chi tiết trang trí theo đúng truyền thống chế tác đồng hồ Thụy Sỹ như họa tiết sọc Geneva cùng biểu tượng của Mido được khắc trên con lắc. Bộ máy được bảo vệ nhờ bộ vỏ thép bền bỉ chịu được áp suất lên đến 20 bar (200m).

Bộ máy tự động Calibre 80 cung cấp năng lượng dự trữ lên đến 80 giờ, với các linh kiện tinh xảo và các chi tiết trang trí theo đúng truyền thống chế tác đồng hồ Thụy Sỹ như họa tiết sọc Geneva cùng biểu tượng của Mido được khắc trên con lắc. Bộ máy được bảo vệ nhờ bộ vỏ thép bền bỉ chịu được áp suất lên đến 20 bar (200m).

Trong cuộc trao đổi với báo giới tại sự kiện, Kim Soo Hyun cho biết anh cảm thấy rất hứng thú khi biết được rằng ngoài bộ sưu tập Ocean Star, còn có rất nhiều sản phẩm đồng hồ Mido đã lấy cảm hứng thiết kế từ những công trình kiến trúc nổi tiếng trên thế giới như tháp Eiffel ở Paris, đồng hồ Big Ben ở London, bảo tàng Guggenheim ở New York, Cầu Cảng Sydney, Vạn Lý Trường Thành, Đấu Trường Colosseum… Chia sẻ về mong ước của bản thân, Kim Soo Hyun nói anh cũng hy vọng rằng hai công trình ở Seoul là cung Gyeongbok hay tháp Namsang có thể là niềm cảm hứng cho các nhà thiết kế tiếp theo do Mido sản xuất. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...