Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld

Hơn 1000 vật phẩm thuộc sở hữu của nhà thiết kế quá cố Karl Lagerfeld sẽ được đấu giá từ ngày 26/11 đến đầu năm sau. Ai sẽ là người may mắn sở hữu các món đồ của nhân vật được cả thế giới thời trang đặc biệt ngưỡng mộ này?
Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld

Không chỉ là một trong những nhà thiết kế vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Karl Lagerfeld – cựu Giám đốc sáng tạo người Đức vốn từng cộng tác với của các thương hiệu thời trang danh tiếng như Fendi, Jean Patou và Chanel, còn là nhiếp ảnh gia và nghệ sĩ trước khi qua đời vào năm 2019. Ông sở hữu vô số những tác phẩm độc đáo và nhiều vật phẩm trong số này sẽ sớm tìm được chủ nhân mới trong các cuộc đấu giá tới đây của Sotheby’s.

Theo đó, 8 buổi bán đấu giá của Sotheby’s sẽ diễn ra từ ngày 26/11 cho đến đầu năm sau, với hơn 1000 tác phẩm thuộc sở hữu của Lagerfeld, trong đó phải kể đến những bức tranh nghệ thuật, đồ nội thất tùy biến, trang phục và phụ kiện.

Riêng các tín đồ thời trang có thể tìm thấy những thiết kế áo jacket đặc trưng của Lagerfeld đến từ các thương hiệu Dior, Saint Laurent, Comme des Garçons và Martin Margiela, cùng những chiếc vali thời trang của hãng Goyard, một chiếc túi xách Chanel (ước tính khoảng 2.360 USD – 4.700 USD) và hơn 200 đôi găng tay da hở ngón mang tính biểu tượng được ông sử dụng trong suốt 20 năm.

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld

Túi xách Chanel (Ảnh: Sotheby’s)

Buổi đấu giá còn bao gồm các tác phẩm nghệ thuật trứ danh như bức chân dung của ông do Takashi Murakami phác họa, ước tính với giá khoảng từ 94.500 USD đến 142.000 USD, hay kiệt tác bong bóng “Dom Pérignon Balloon Venus” của nghệ sĩ Jeff Koons (khoảng 23.600 USD – 35.400 USD) và bức tượng chú mèo cưng Choupette của Lagerfeld , được thực hiện bởi nhà điêu khắc Joana Vasconcelos (khoảng 5.900 USD – 8.300 USD). Thậm chí, khay thức ăn của Choupette – nàng mèo mắt xanh “đỏng đảnh” đã gắn bó suốt 8 tám cuối đời với nhà thiết kế – cũng được đem lên sàn.

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-2

Tác phẩm “Chân dung Karl Lagerfeld” của Takashi Murakami năm 2014 (Ảnh: Sotheby’s)

Bên cạnh đó, một số đồ nội thất được đưa vào danh mục đấu giá, điển hình là chiếc đồng hồ Jaeger-LeCoultre và bàn cocktail Maria Pergay với giá khởi điểm từ 9.500 USD – 14.000 USD; chiếc ghế Zenith bạc của nhà thiết kế Marc Newson (47.000 USD – 78.000 USD); cặp ghế bành đen của Louis Süe và André Mare (9.500 USD – 14.000 USD); bộ dao nĩa mạ bạc của bậc thầy trang sức Jean Després (17.700 USD – 23.600 USD). Đáng chú ý nhất, ba trong số những chiếc Rolls-Royce của Lagerfeld chắc chắn sẽ thu hút lượng lớn các tín đồ mê xe quan tâm.

Phiên đấu giá trực tuyến đầu tiên diễn ra từ ngày 26/11 – 6/12 và buổi tiếp theo từ ngày 6-16/12. Ngoài ra, Sotheby’s sẽ có những cuộc đấu giá trực tiếp tại Monaco (3-5/12); Paris (4-15/12) và Cologne vào tháng 3/2022. Thông tin và giá khởi điểm của từng sản phẩm sẽ được tiếp tục cập nhật tại trang chính thức của đơn vị tổ chức.

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-3

Tác phẩm điêu khắc “Dom Pérignon Balloon Venus” năm 2013 của nghệ sĩ Jeff Koons (Ảnh: Sotheby’s)

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-4

Bức tượng cô mèo cưng “Choupette” của Lagerfeld do nhà điêu khắc Joana Vasconcelos thực hiện năm 2013 (Ảnh: Sotheby’s)

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-5

Cặp ghế bành đen của Louis Süe và André Mare (Ảnh: Sotheby’s)

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-6

Chiếc bàn cocktail từ Maria Pergay (Ảnh: Sotheby’s)

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-7

Chiếc ghế Zenith từ sáng tạo của Marc Newson (Ảnh: Sotheby’s)

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-8

Chiếc rương phong cách từ hãng Goyard (Ảnh: Sotheby’s)

Đấu giá loạt vật phẩm giá trị của ông hoàng thời trang Karl Lagerfeld-9

Bộ dao nĩa của Jean Després (Ảnh: Sotheby’s)

Nguồn: Robb Report VIETNAM

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...