Độc đáo dịch vụ cho thuê băng chuyền sushi về nhà của Kappa Sushi

Kappa Sushi, công ty điều hành hơn 300 nhà hàng sushi ở Nhật Bản, mang đến cho thực khách trải nghiệm thưởng thức nigiri, sushi kiểu băng chuyền như ở tiệm mà không cần bước ra khỏi nhà.
Độc đáo dịch vụ cho thuê băng chuyền sushi về nhà của Kappa Sushi

Để có thêm dịch vụ này, khách hàng bỏ thêm 3.300 yên (690.000 đồng) sẽ nhận một mô hình băng chuyền giống như bộ đồ chơi xe lửa của trẻ em rồi đặt lên bàn ăn, mục đích để các món chạy xung quanh. Bà Momoko Okamura, người phát ngôn của Hãng Kappa Sushi, nói rằng công ty có ý tưởng này từ năm 2019, trước khi đại dịch xảy ra. Tuy nhiên sau khi các nhà hàng ở Tokyo, Osaka phải hạn chế hoạt động vì dịch thì công ty mới chính thức cho ra mắt dịch vụ này.

Độc đáo dịch vụ cho thuê băng chuyền sushi về nhà của Kappa Sushi

Mô hình băng chuyền sushi có kích thước ngang bộ đồ chơi xe lửa. Ảnh: Japan Today.

Reiranran là một vlogger người Nhật, thường xuyên đăng tải những video trải nghiệm ăn uống. Cô đã đăng đoạn video trải nghiệm dịch vụ cho thuê băng chuyền sushi tại căn hộ ở Osaka. Vlogger này tỏ ra rất thích thú khi nhìn các loại sushi đang di chuyển trên băng truyền mini. Video trải nghiệm dịch vụ thuê băng chuyền sushi của cô đã thu hút hơn 60.000 lượt xem và hơn 300 lượt bình luận. “Đã lâu lắm rồi tôi mới được thưởng thức sushi trên bằng chuyền cùng đồ uống như vậy", nữ vlogger chia sẻ.

Độc đáo dịch vụ cho thuê băng chuyền sushi về nhà của Kappa Sushi-2

Reiranran trải nghiệm dịch vụ Sushi băng chuyền tại nhà. Ảnh: Reiranran

Đại diện công ty Kappa Sushi cho biết từ sau khi ra mắt, dịch vụ này đã giúp công ty duy trì được mức doanh thu tốt trong mùa dịch. "Tính đến nay, đã có khoảng 75 người đăng ký", bà Okamura nói với The New York Times.

Độc đáo dịch vụ cho thuê băng chuyền sushi về nhà của Kappa Sushi-3

Vlogger Reiranran dùng sushi tại gia với băng chuyền và bia "như trong nhà hàng" Ảnh: NYTime

Đa số thực khách sử dụng dịch vụ này đều là những gia đình có con nhỏ. Họ luôn đề cao vấn đề an toàn sức khỏe trong mùa dịch nên thường xuyên thuê băng chuyền sushi về nhà để thưởng thức. Đại diện công ty Kappa Sushi cho biết họ đang hướng đến đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp ở Nhật bản trong thời gian tới.

Kappa Sushi không phải là công ty duy nhất sáng tạo ra hình thức kinh doanh ăn uống hấp dẫn thực khách trong mùa dịch. Một số nhà hàng sushi ở Nhật Bản đã giới thiệu tủ lạnh có hệ thống khóa cho phép nhận hàng không cần tiếp xúc. Thậm chí, có những nhà hàng còn cung cấp bộ dụng cụ băng chuyền để các gia đình tự lắp ráp khi ở nhà. Hay Takara Tomy, một công ty đồ chơi nổi tiếng, đang có kế hoạch phát hành mẫu xe lửa mới vào tháng tới được thiết kế để chở các khay sushi.

Xem thêm

Những món ăn sống độc đáo của người Hàn

Những món ăn sống độc đáo của người Hàn

Không chỉ Nhật Bản nổi tiếng với các món sashimi, Hàn Quốc cũng có nhiều món đặc sản độc đáo từ thịt, cá sống. Cá dương vật sống, bạch tuộc sống, cua sống... là những món ăn nổi tiếng tại Hàn Quốc nhưng lại đầy thách thức với khách du lịch.
Gã khổng lồ Nike và những lần hợp tác “đình đám”

Gã khổng lồ Nike và những lần hợp tác “đình đám”

Nike đã trở thành cái tên tiêu biểu cho những lần hợp tác “chấn động” giới thời trang. Bên cạnh những lần collab đình đám với các thương hiệu streetwear, Nike đã thoát khỏi “vùng an toàn” của mình khi lựa chọn kết hợp cùng các nhà mốt cao cấp thế giới.
Du lịch Nhật Bản thời Covid qua những hộp cơm Bento

Du lịch Nhật Bản thời Covid qua những hộp cơm Bento

Cơm hộp Bento là một trong những đặc trưng của ẩm thực Nhật Bản. Cua tuyết vùng Hokuriku, lưỡi bò vùng Tohoku hay hàu vùng Setouchi có trong các hộp Bento đem lại những trải nghiệm ẩm thực địa phương tuyệt vời.
Dior and Roses - Triển lãm hoa hồng trong thế giới thời trang Dior

Dior and Roses - Triển lãm hoa hồng trong thế giới thời trang Dior

Hoa hồng, biểu tượng cho sự thanh nhã, tình yêu, tính nữ và cũng là tâm điểm của những cảm hứng làm nên các tác phẩm để đời của nhà thiết kế quá cố Christian Dior. Và nay hoa hồng sẽ tiếp tục là ngôi sao trong triển lãm và sách ảnh mới của nhà mốt Pháp.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...