Du khách Mỹ đập vỡ hai tác phẩm điêu khắc ở Bảo tàng Vatican

Một du khách người Mỹ đã đập vỡ ít nhất hai tác phẩm điêu khắc La Mã cổ đại tại Bảo tàng Vatican.
Du khách Mỹ đập vỡ hai tác phẩm điêu khắc ở Bảo tàng Vatican

Sự việc diễn ra tại Museo Chiaramonti, một khu vực của Bảo tàng Vatican, vào khoảng giờ ăn trưa ngày 5/10. Museo Chiaramonti là không gian lưu giữ khoảng 1.000 tác phẩm tượng cổ và được ca ngợi là sở hữu "một trong những bộ sưu tập chân dung tượng La Mã đẹp nhất" trên thế giới.

Hai trong số những bức tượng đó hiện đã không còn nguyên vẹn, sau khi một người khách du lịch Mỹ xô đổ một bức trong cơn giận dữ, và tiếp tục lật đổ một bức thứ hai khi y chạy trốn khỏi hiện trường. 

Người đàn ông này ban đầu đã yêu cầu được gặp giáo hoàng, theo tờ Il Messnticro. Khi được thông báo là không thể, y dường như đã tìm cách xô đổ một bức tượng La Mã xuống sàn. Khi bỏ chạy và bị nhân viên truy đuổi đằng sau, người đàn ông này cũng đã làm bị thương một người khác. 

Hai tác phẩm nghệ thuật bị hư hỏng đã được đưa đến xưởng giám định. Trong khi có tuổi đời khoảng 2.000 năm, nhưng chúng được cho là tác phẩm nghệ thuật thứ cấp chứ không phải là tác phẩm nổi tiếng, một nguồn tin nói với Il Messnticro.

Giám đốc Văn phòng Báo chí của Bảo tàng Vatican Matteo Alessandrini nói với CNN rằng người đàn ông Mỹ, khoảng 50 tuổi, đã thực hiện hành vi phá hoại tại hành lang "Galleria Chiaramonte", nơi có khoảng 100 bức tượng. “Các bức tượng bán thân được đóng vào kệ bằng đinh nhưng nếu bạn dùng lực kéo tác động mạnh, thì chúng hoàn toàn có thể sẽ bị bung ra.”

Bảo tàng Vatican

"Hai bức tượng bán hân bị hư hại nhưng không đến mức hỏng hoàn toàn. Một bức bị mất một phần mũi và một tai, đầu còn lại văng ra khỏi bệ."

Alessandrini cho biết thêm, công việc trùng tu đã được bắt đầu, và "chúng sẽ sớm được phục hồi để đưa 2 tác phẩm trở lại Bảo tàng."

Mountain Butorac, một du khách thường đến thăm Museo Chiaramonti, cho biết: "Một trong những điều tuyệt vời tại Museo Chiaramonti là cho phép du khách được nhìn ở những tác phẩm điêu khắc cổ đại này ở một cự ly gần nhất. Tôi sợ là với hành vi tiêu cực nói trên, các nhà quản lý sẽ phải sử dụng hàng rào chắn."

Việc du khách quốc tế phá hoại các di tích lịch sử dường như đã trở thành một “xu hướng” trong mùa hè này. Vào tháng 7, một du khách Canada bị bắt gặp đang khắc tên mình lên tường Đấu trường La Mã, trong khi một du khách Mỹ bị bắt gặp phóng xe tay ga xuống Bậc thang Tây Ban Nha làm vỡ các mảnh đá, và một du khách Arab Saudi cũng đã ngang nhiên lái siêu xe Maserati vào cùng địa điểm di tích này. 

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...