Đưa di sản, phong cảnh Huế lên áo dài

Yêu tà áo dài và di sản Huế, gần 10 năm nay, Hoàng Thị Hường (73 Lý Nam Đế, TP. Huế) đưa di sản, phong cảnh Huế lên áo dài bằng cách vẽ thủ công nghệ thuật.

Đưa di sản, phong cảnh Huế lên áo dài - 1

Ảnh: FBNV

Với chị Hoàng Thị Hường, vẽ nghệ thuật trên áo dài là niềm đam mê

Sau khi tốt nghiệp Khoa Hội họa, Trường đại học Nghệ thuật – Đại học Huế vào năm 2011, Hoàng Thị Hường lựa chọn cho mình công việc trang trí, làm đẹp cho áo dài. Học hội họa nhưng chị đam mê thời trang, trang trí áo dài là sự kết hợp giữa thời trang và hội họa. Vẽ nghệ thuật trên áo giúp Hường thỏa đam mê.

Đến nay, chị Hường có gần 10 năm gắn bó với công việc này. Mới ra trường, Hường làm việc ở DNTN Thêu may Đoan Trang. Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm, chị mở xưởng Hoàng Hường clothing art tại 73 Lý Nam Đế, TP. Huế.

Chị chia sẻ: “Đối với tôi, áo dài không chỉ là trang phục mà là một nét son trong văn hóa Việt. Nó mang bản sắc và tinh thần của người Việt Nam. Tôi yêu vẻ đẹp, nét duyên dáng của chiếc áo dài nên muốn góp phần tôn vinh nó. Thời gian sau này, áo dài ngày càng được cách tân, sáng tạo và vẽ nghệ thuật trên áo dài cũng là một kiểu sáng tạo, để làm cho chiếc áo dài tinh tế hơn, thể hiện được sở thích và cá tính riêng của người mặc”.

Đưa di sản, phong cảnh Huế lên áo dài - 2

Ảnh: FBNV

Đưa di sản, phong cảnh Huế lên áo dài - 3

Ảnh: FBNV

Họa tiết di sản được chị Hoàng Thị Hường trang trí trên áo dài

Với chị Hường, mỗi chiếc áo dài là một tác phẩm nghệ thuật. Chị thường trang trí cho áo dài những chủ đề liên quan đến di sản, di tích, thiên nhiên, văn hóa Huế… vừa thỏa mãn yêu cầu của khách vừa tạo cho mình khoảng trời riêng để sáng tạo. Những di tích đặc trưng của Huế, như Ngọ Môn, cổng thành, đền đài, lăng tẩm, những họa tiết cung đình… đều được chị đưa lên áo dài. Nhiều khi chỉ chấm phá hoặc cách điệu nhưng vẫn tạo được điểm nhấn ấn tượng, sống động cho tà áo.

“Hình ảnh của di tích, đền đài, phong cảnh Huế được nhiều khách du lịch yêu thích. Sau khi tham quan di sản, nhiều du khách muốn ghi lại thắng cảnh họ thấy ấn tượng. Họ đặt may áo dài và gửi hình ảnh để tôi chuyển thể lên áo dài. Mới đây, tôi vẽ một seri gồm 10 chiếc áo dài tím trang trí chủ đề về di sản, họa tiết cung đình Huế”, chị Hường kể.

Áo dài truyền thống được Hường trang trí bằng những họa tiết nền nã, đượm màu cổ xưa. Áo cách tân với những nét vẽ phăng, cách điệu, mảng khối trừu tượng. Áo ngũ thân là những chủ đề liên quan đến di sản được vẽ ở một góc áo để tạo điểm nhấn sinh động. Hường cũng thường chuyển thể tranh lên áo dài.

Vẽ trên áo dài đòi hỏi sự cẩn thận, tỉ mỉ đến từng chi tiết nhỏ. Chỉ cần dính một vệt màu, chiếc áo sẽ bị hỏng nên người vẽ phải đảm bảo độ chính xác cao. Vẽ tranh trên áo dài theo yêu cầu của khách, nhưng Hường không để mình bị gò bó mà luôn dành cho mình khoảng không gian tung tẩy, ngẫu hứng sáng tạo để không làm mất cảm xúc. Hầu như không có chiếc áo nào Hường vẽ giống nhau, chị luôn tìm cái mới để nuôi dưỡng cảm xúc, tránh rập khuôn, nhàm chán. Với những chiếc áo có họa tiết cầu kỳ, chị phải vẽ phác thảo trước.

Hường bộc bạch: “Khác với tác phẩm hội họa, người nghệ sĩ vừa phải định hình rõ ràng trên áo vừa vẽ theo cảm xúc nên khó, nhất là phải hài hòa giữa việc phăng theo cảm xúc vừa đảm bảo chi tiết, thẩm mỹ. Không thể bê nguyên hình ảnh di sản lên áo dài mà phải chia bố cục, tỷ lệ phù hợp để khi mặc vào trông nền nã, duyên dáng. Hình ảnh cũng hơi cách điệu, nhấn nhá đường nét mềm mại phù hợp với chất liệu, màu vải. Áo dài màu sáng có thể chấm phá ngẫu hứng, nhưng áo màu tối phải lên màu nhiều lớp khá công phu. Màu vẽ trên áo là màu chuyên dụng để tránh phai màu khi giặt”.

Để lấy ý tưởng, cảm xúc vẽ áo dài, Hường thường đi ký họa di sản, phong cảnh Huế, danh lam thắng cảnh hay nghiên cứu kỹ họa tiết cung đình để thể hiện trên áo đảm bảo chính xác. Những chiếc áo họa tiết khó, chị vẽ nguyên cả ngày hoặc vài ngày mới hoàn thành.

Trong xu thế Huế xây dựng Kinh đô Áo dài, ngày càng có nhiều người mặc áo dài. Ngoài thêu, đính cườm, vẽ nghệ thuật trên áo dài được khá nhiều người lựa chọn. Nhờ vậy, nguồn khách của Hường khá ổn định. Ngoài áo dài, Hường còn vẽ nghệ thuật trên áo đầm, túi xách, giày dép.

Hường tâm sự: “May mắn cho tôi là được học và làm việc tại Huế, một nơi có nhiều di tích lịch sử và văn hóa di sản. Tôi yêu mảnh đất này, yêu chiếc áo dài nên muốn được góp phần đưa hình ảnh di sản của Huế lên tà áo dài. Niềm vui của khách khi nhận lại chiếc áo dài có trang trí di sản Huế là động lực để tôi tiếp tục gắn bó với công việc này”.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...