Etsy mua lại ứng dụng resale Depop với giá 1,6 tỷ USD

Esty được biết đến với vai trò nền tảng mua sắm trực tuyến các mặt hàng thủ công đã mua lại Depop, ứng dụng mua sắm thời trang “second hand” quen thuộc với Gen Z. Thương vụ được thực hiện vào quý 3 năm nay.

Khu chợ trực tuyến Etsy lên kế hoạch mua lại ứng dụng Depop với mức giá 1.6 tỷ USD. Điều này cho thấy tiềm năng và sức hút không ngừng lớn mạnh của thị trường resale, hứa hẹn đạt trị giá 51 tỷ USD vào năm 2023, theo công ty nghiên cứu thị trường Global Data công bố. Resale đã phát triển không ngừng trong thời gian qua, cùng đại dịch lượng người mua và bán hàng hóa qua sử dụng ngày càng gia tăng.

Etsy mua lại ứng dụng resale Depop với giá 1,6 tỷ USD

Khu chợ trực tuyến Etsy lên kế hoạch mua lại ứng dụng Depop với mức giá 1.6 tỷ USD.

Đầu năm nay, cả Poshmark và ThredUp đều ra mắt công chúng, trong khi Vestiaire Collective và Vinted, công ty đã mua lại đối thủ cạnh tranh United Wardrobe năm ngoái, huy động được 9 vòng tài trợ. Các thương hiệu bao gồm Gucci, Alexander McQueen, Levi’s và Ralph Lauren cũng tham gia vào thị trường resale.

Dù đại dịch đang diễn ra, Depop đã công bố mức tăng trưởng hàng năm 100%, với doanh thu 70 triệu đô la vào năm 2020. Trong cùng thời kỳ, tổng doanh thu hàng hóa trên ứng dụng đã tăng gấp đôi lên 650 triệu USD. Sau khi mua lại, công ty sẽ vẫn ở trụ sở chính ở London với đội ngũ hiện có.

Được thành lập vào năm 2011 bởi Simon Beckerman, Depop đã tự khẳng định mình là một trong những nền tảng resale hàng đầu với đối tượng Gen-Z. Theo dữ liệu của công ty, khoảng 90% người dùng đang hoạt động ở độ tuổi dưới 26. Gen-Z đối tượng quen mua sắm trên thiết bị di động, cũng là khách hàng của các sản phẩm resale, đặc biệt họ còn thích đầu tư cho các sản phẩm đã qua sử dụng.

Etsy mua lại ứng dụng resale Depop với giá 1,6 tỷ USD-2

Được thành lập vào năm 2011 bởi Simon Beckerman, Depop đã tự khẳng định mình là một trong những nền tảng resale hàng đầu với đối tượng Gen-Z.

Etsy khác biệt với Depop, đối tượng chính của thị trường này thiên về Millennial, hiện có cộng đồng 90 triệu người mua đang hoạt động. Với việc mua lại Depop, công ty cho biết họ kỳ vọng tỷ lệ tăng trưởng doanh thu tăng dần, dù lợi nhuận trước mắt bị suy giảm.

Giám đốc điều hành Josh Silverman cho biết việc mua lại “cho phép Etsy thâm nhập sâu hơn vào Gen-Z, đây là một nhóm nhân khẩu học thực sự thú vị và quan trọng” trong một cuộc gọi quan hệ nhà đầu tư vào ngày 2 tháng 6. Tuy nhiên, công ty cho biết họ không có kế hoạch hợp nhất các nền tảng, thay vào đó, rút ra từ điểm mạnh tương đối của mỗi nền tảng, chẳng hạn như đối tượng gắn bó của Depop, tỷ lệ giữ chân người mua và tần suất mua hàng, cũng như sự phát triển của Etsy trong các lĩnh vực như máy học, tìm kiếm, khám phá sản phẩm và trải nghiệm người dùng.

Etsy mua lại ứng dụng resale Depop với giá 1,6 tỷ USD-3

Công ty của Esty cho biết họ không có kế hoạch hợp nhất các nền tảng, thay vào đó, rút ra từ điểm mạnh tương đối của mỗi nền tảng.

Ông Silverman cho biết thêm: “Etsy là hiện thân của một cái gì đó khác biệt, nó được làm thủ công và cổ điển. Depop là biểu tượng của một cái gì đó rất khác biệt: đó là thời trang dành cho người tiêu dùng Thế hệ Z”.

Etsy mua lại ứng dụng resale Depop với giá 1,6 tỷ USD-4

Etsy là sàn thương mại bán hàng trực tuyến

Etsy là một nền tảng mua sắm trực tuyến giống eBay hay Amazon, là tập hợp một cộng đồng người mua và người bán trực tuyến. Điểm khác biệt của Etsy với hai cái tên là nó tập trung vào hàng thủ công handmade hoặc đồ cổ. Sản phẩm được bán trên Etsy cũng khá đa dạng, chủ yếu là đồ thủ công, trang sức, đồ nghệ thuật, đồ gia dụng, hàng giấy và cả đồ ăn thực phẩm. Một đặc điểm thú vị nữa của Etsy chính là cho phép bạn bán cả những mặt hàng dưới dạng file kỹ thuật số để người mua trả phí và tải xuống sử dụng. Những mặt hàng này bao gồm các nhãn dán, bản in, planner hoặc các tài liệu in ấn khác. Lưu ý thêm, khi bán hàng trên Etsy thì với danh mục hàng cổ điển, nó phải đảm bảo điều kiện có tuổi đời từ 20 năm trở lên. Những sản phẩm thuộc danh mục cũng vô cùng đa dạng, nó có thể là quần áo, trang sức cho đến đồ gia dụng, bức ảnh…

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...