Gen Z và xu hướng “làm đẹp xanh” từ mỹ phẩm thiên nhiên

Nếu ngày trước mọi người không quá chú tâm về thành phần cũng như xuất xứ của sản phẩm mình đang dùng liệu có chiết xuất từ thiên nhiên không thì giờ đây nó lại được quan tâm hàng đầu. Gen Z đặc biệt quan tâm đến mỹ phẩm xanh từ thiên nhiên.

Gen Z là thế hệ có khả năng học tập và tiếp thu nhanh. Thế nên họ không hề “mù mờ” trước những thông tin sản phẩm làm đẹp đầy rẫy trên thị trường, giờ đây Gen Z có thể chọn lọc và nắm bắt thông tin cũng như đánh giá được sản phẩm làm đẹp liệu có phù hợp và tốt cho sức khỏe không. Họ không còn tin vào những lời quảng cáo hay truyền miệng của một số sản phẩm có tác dụng tức thì nhưng không rõ nhãn mác, xuất xứ cũng như thành phần bên trong. Xu hướng của Gen Z là lựa chọn mỹ phẩm thiên nhiên - sản phẩm mà các hợp chất hóa học dần được thay thế bằng nguyên liệu tự nhiên, thuần khiết như: Tinh dầu thảo mộc, trái cây, nhụy hoa nghệ tây, ngọc trai, tảo biển, mật ong… Các thành phần chiết xuất từ thiên nhiên không qua xử lý hóa chất, không chứa thành phần nhân tạo, chất tạo màu, chất cồn nên đảm bảo tính an toàn cho người sử dụng.

Gen Z và xu hướng “làm đẹp xanh” từ mỹ phẩm thiên nhiên-1

GenZ không chỉ quan tâm đến thành phần sản phẩm mà còn chủ động lựa chọn những sản phẩm có bao bì thân thiện với môi trường và xuất xứ thiên nhiên

Ưu điểm lớn nhất của mỹ phẩm thiên nhiên là khả năng tương thích với nhiều loại da và chỉ số an toàn cao. Nếu như các sản phẩm hóa chất thường chỉ giúp da đẹp lúc ban đầu, còn khi sử dụng lâu dài sẽ gây ra tổn thương cho da, thì các sản phẩm tự nhiên hoàn toàn không gây ra bất kỳ tác dụng phụ nào, không làm mỏng da, không làm da khô đi hoặc dầu lên, không gây kích ứng… Bởi lẽ đó, giữa vô vàn những loại mỹ phẩm làm đẹp thì mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên vẫn luôn được các chị em phụ nữ hết mực săn đón, đặc biệt trong những năm gần đây khi thị trường mỹ phẩm ngày càng đa dạng, phức tạp với sự xuất hiện của quá nhiều thương hiệu. Một thương hiệu mỹ phẩm thiên nhiên luôn được kiểm nghiệm nghiêm ngặt, để đánh giá mức độ xác thực nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng.

Gen Z và xu hướng “làm đẹp xanh” từ mỹ phẩm thiên nhiên-2

Mỹ phẩm có nguồn gốc từ thiên nhiên an toàn cho mọi loại da.

Tata Harper

“Trang trại hạnh phúc” mang tên Julius Kingdom Farm tại Vermont là khởi điểm cho tất cả mọi thứ mỹ phẩm Tata Harper: thương hiệu mỹ phẩm 100% tự nhiên. Một mô hình trồng trọt gia đình đã cho phép tất cả nguồn nguyên liệu đạt chứng nhận hữu cơ từ Hiệp hội nông dân hữu cơ Vermont. Các chứng nhận nghiên cứu, phát triển và quy trình đóng gói, vận chuyển cũng đảm bảo an toàn cho môi trường.

mỹ phẩm Tata Harper

Là một thương hiệu mỹ phẩm đến từ Mỹ,

sản phẩm của Tata Harper có thành phần hoạt tính được chiết xuất từ cây phỉ và củ cải đường.

Bottega Organica

Dựa trên công thức thực vật, 100% hữu cơ, thương hiệu Bottega Organica mang đến cho phái đẹp những sản phẩm an toàn, chất lượng. Tất cả các thành phần trong mỹ phẩm được trồng, thu hoạch và chế biến trong trang trại khép kín tại Ý và New York. Tại đây, các loại trà thảo mộc, hoa quả được chăm sóc theo mô hình nông nghiệp sinh thái, không thuốc trừ sâu và phân bón hóa học. Các sản phẩm của Bottega Organica thiên về mỹ phẩm chống lão hóa.

thương hiệu Bottega Organica

Các thành phần trong sản phẩm được trồng, thu hoạch, chế biến... trong trang trại khép kín.

Jane Iredale

Lấy cảm hứng từ các loại cây và rau hữu cơ được trồng ngay tại trang trại của mình, thương hiệu Jane Iredale đã phát triển nên các loại mỹ phẩm chăm sóc da và trang điểm. Các cô gái có thể kiếm được cho mình cây son làm từ quả mâm xôi đỏ mọng hay kem che khuyết điểm được làm từ trà xanh và sáp ong… Sản phẩm được các chuyên đánh giá cao có thể kể đến dòng BB Cream Glow Time Full Coverage Mineral. Dòng kem nền Mineral này mang lại hiệu quả trị mụn, làm mờ lỗ chân lông, cải thiện ngăn ngừa lão hóa bởi các nếp nhăn đồng thời giúp làm sáng màu da với thành phần chính từ bưởi và cam đắng. BB Cream Glow Time Full Coverage có đến 12 tông màu từ nude sáng cho đến nâu mật.

thương hiệu Jane Iredale

Bao bì Jane Iredale được thiết kế sang trọng.

Jurlique

Sở hữu một trang trại nằm trên vùng đồi Alelaide (Úc), mỹ phẩm Jurlique được ra đời theo triết lý gắn liền với đất mẹ. Mọi thành phần trong sản phẩm đều trải qua chất lượng nuôi trồng và chăm sóc dựa trên tiêu chuẩn môi trường, bản chất tự nhiên và tính di truyền thực vật, đảm bảo tính hiệu quả thuần khiết cho làn da bằng cách kiểm soát toàn bộ quá trình, từ hạt giống cho đến các bước chăm sóc, nuôi trồng, chiết xuất…

mỹ phẩm Jurlique

Sản phẩm của Jurlique luôn đảm bải tính di truyền thực vật để chất lượng sản phẩm được tốt nhất.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...