Gustav Magnar Witzøe - Người thừa kế của đế chế cá hồi Na Uy

Gustav Magnar Witzøe có cuộc sống bao người mơ ước khi sinh ra trong gia đình giàu có và sở hữu khối tài sản kếch xù.
Gustav Magnar Witzøe - Người thừa kế của đế chế cá hồi Na Uy

Gustav Magnar Witzøe - Con tỷ phú lại làm tỷ phú

Gustav Magnar Witzøe sinh ra vào năm 1993 tại hòn đảo Frøya của Na Uy. Anh được biết đến nhiều với vai trò là con trai của doanh nhân Gustav và người chăm sóc Oddny Witzøe. Cha của Gustav Magnar Witzøe đã thành lập SalMar vào năm 1991, một trong những nhà sản xuất cá hồi nuôi lớn nhất thế giới. Công ty cũng sở hữu cổ phần đáng kể trong Scottish Sea Farms, trang trại nuôi cá hồi lớn thứ hai của Vương quốc Anh.

Nuôi cá hiện là một trong những ngành công nghiệp lớn nhất ở Na Uy. Theo Forbes vào năm 2016, công ty của nhà Witzøe đã thu hoạch gần 130.000 tấn cá hồi. Một năm sau, công ty lắp đặt trang trại nuôi cá xa bờ đầu tiên trên thế giới.

Ông Gustav là cổ đông chính của SalMar. Nhưng vị trí này đã được chuyển giao cho Gustav Magnar Witzøe vào năm anh tròn 18 tuổi. Ông Gustav đã tặng Gustav Magnar Witzøe 47% cổ phần công ty và biến con trai thành cổ đông chính vì mục đích thừa kế. Nhờ đó, Gustav Magnar Witzøe được Forbes gọi tên trong danh sách những tỷ phú trẻ nhất thế giới trong vài năm gần đây.

Sau khi tốt nghiệp trung học, Gustav Magnar Witzøe không vào đại học mà đến các trang trại cá hồi học nghề trong 2 năm.

Dẫu trở thành chủ sở hữu của một trong những tập đoàn đánh cá lớn nhất trên toàn thế giới, Gustav Magnar Witzøe cho rằng anh vẫn có thể bị loại bỏ khỏi vị trí này. "Bạn không thể cứ thản nhiên trở thành ông chủ của tổ chức lớn như vậy. Bạn phải phù hợp với vị trí ấy. Nếu có lựa chọn thay thế phù hợp hơn, người đó xứng đáng nhận vai trò. Có quá nhiều thứ cần cân nhắc đến như giá trị, việc làm, các yếu tố quan trọng", Gustav Magnar Witzøe nói.

Dù nắm trong tay khối tài sản trị giá 3,7 tỷ USD, Gustav Magnar Witzøe vẫn muốn tạo dựng sự nghiệp riêng. Anh được một người bạn khuyến khích thử sức làm người mẫu. Điều này đã đưa anh đến với Idol Look và Next Models Worldwide.

Gustav Magnar Witzøe đã dành thời gian cho sự nghiệp người mẫu thăng hoa. Song anh cũng đang đầu tư vào các công ty Snapchat và dịch vụ dẫn chương trình Airbnb Keybutler.

Cuộc sống xa hoa của Gustav Magnar Witzøe người thừa kế tỷ đô

Doanh nhân tỷ phú 29 tuổi còn là tấm gương cho thế hệ trẻ khi cân bằng cuộc sống với công việc. Gustav Magnar Witzøe đã chia sẻ niềm vui cũng như dành thời gian cho cha mẹ của mình. Anh vẫn đến thăm cha mẹ hàng tuần và gặp lại những người bạn thời thơ ấu của mình trên hòn đảo nhỏ Frøya, nơi anh lớn lên.

Bất kể vị tỷ phú trẻ nói anh có cuộc sống bình thường, hình ảnh trên trang cá nhân của Gustav Magnar Witzøe cho thấy điều ngược lại. Anh tự cho mình là chàng trai bình thường có sở thích bóng đá, tập thể dục, tiệc tùng và thích đi chơi với bạn bè. Đáng chú ý,Gustav Magnar Witzøe chia sẻ với The Telegraph anh tập thể dục 9 lần/tuần và nhiều lần chia sẻ những khoảnh khắc luyện tập trên tài khoản mạng xã hội.

Bên cạnh đó, Gustav Magnar Witzøe cũng là người thích xê dịch, từng đến các quốc gia như Italy, Pháp hay thành phố Dubai. Người mẫu trẻ còn cho người hâm mộ thấy một số phương tiện di chuyển sang trọng của mình, bao gồm một chiếc Porsche và một chiếc Aston Martin.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...