H&M ra mắt BST Cherish Waste Story sử dụng chất liệu làm từ rác thải

H&M giới thiệu bộ sưu tập thứ năm trong chuỗi câu chuyện đổi mới, đồng thời mời gọi những tín đồ thời trang đến với chất liệu làm từ phế thải.
H&M ra mắt BST Cherish Waste Story sử dụng chất liệu làm từ rác thải

Chủ đề lãng mạn của bộ sưu tập được thực hiện bằng các vật liệu tái chế, có tác động thấp đến môi trường và nguồn gốc từ nhựa cùng các chất thải khác được tìm thấy trong đại dương. Bộ sưu tập Cherish Waste Story của H&M được thiết kế để mặc và chia sẻ với mọi người xung quanh, vì vậy mỗi món đồ trong bộ sưu tập cũng có một chiếc nhãn đặc biệt thể hiện thông điệp khi quần áo được giao cho chủ nhân mới.

Bộ sưu tập Cherish Waste Story của H&M kết hợp tỷ lệ quần áo không theo tiêu chuẩn với các loại vải cải tiến, một số loại được sử dụng lần đầu tiên. Các vật liệu mới được giới thiệu bao gồm lụa tái chế, AirCarbon và MIRUM®, một nguyên vật liệu làm từ thực vật mô phỏng da tự nhiên.

“Trọng tâm chính của bộ sưu tập này là tình yêu. Chúng tôi muốn giới thiệu các chi tiết và phong cách thiết kế ưa nhìn, ấn tượng, tạo cảm giác thoải mái cho mọi người. Lời khuyên của tôi là hãy bước ra khỏi vùng an toàn của bạn và thử nghiệm những cách kết hợp linh hoạt." Ann cho biết. “Hãy kết hợp một chiếc áo khoác họa tiết da báo dáng rộng với những họa tiết trái tim ôm sát cơ thể hoặc thử mặc một bộ đồ bình thường nhưng tô điểm bằng họa tiết trái tim trong bộ sưu tập,” Ann nói.

H&M ra mắt BST Cherish Waste Story sử dụng chất liệu làm từ rác thải ảnh 3

Các chi tiết chính của bộ sưu tập là một chiếc váy dạ hội hình trái tim màu hồng tươi sáng, một chiếc váy mini bằng vải tuyn màu xanh nhạt và một chiếc váy dệt kim, đính đá làm từ polyester tái chế. Tơ tái chế chiết xuất từ phế liệu tơ tằm, được sử dụng để tạo ra một chiếc áo màu hồng được trang trí với những đường tua rua, phom dáng đồ sộ. Các phụ kiện - dép, túi xách hình trái tim và vòng tay - được làm từ chất liệu MIRUM® chiết xuất từ sợi thực vật, dầu thực vật và khoáng chất. Vật liệu sinh học AirCarbon được sử dụng cho các đồ trang sức trong bộ sưu tập.
“Nhóm của chúng tôi muốn tạo ra một bộ sưu tập về tình yêu, sự gắn kết và các mối quan hệ mà chúng tôi tạo ra không chỉ với những người khác, mà còn với quần áo chúng tôi mặc. Mọi chi tiết trong thiết kế của bộ sưu tập đều cho phép người mặc nó thể hiện bản thân và giá trị của họ, sử dụng các vật liệu chống lại vấn đề rác thải tạo ra. Chúng tôi tin rằng khách hàng của chúng tôi sẽ giao những trang phục của bộ sưu tập này cho những chủ nhân mới trong tương lai,” Ella Soccorsi, nhà thiết kế ý tưởng của H&M cho biết.

Xem thêm

Mỹ phẩm tái chế- Tương lai của ngành làm đẹp

Mỹ phẩm tái chế- Tương lai của ngành làm đẹp

Các thương hiệu làm đẹp đặc biệt là các công ty khởi nghiệp nhận ra rằng chỉ có bao bì thân thiện với môi trường hoặc nguyên liệu “sạch” là chưa đủ. Tái sử dụng nguồn nguyên liệu mới thật sự mang ngành công nghiệp này tiến sâu hơn đến hai chữ “bền vững.

Có thể bạn quan tâm

Volkswagen Beetle: Hoài niệm một thương hiệu

Volkswagen Beetle: Hoài niệm một thương hiệu

Với hình dáng “kỳ quặc”, Volkswagen Beetle được những người mê xe yêu thích qua nhiều thế hệ. Di sản của “bọ cánh cứng” để lại là không thể phủ nhận và nhiều người đã từng rất đau lòng khi nghe thông tin ngừng sản xuất Beetle vĩnh viễn...