Ireland hợp tác với nhà sản xuất game để quảng bá du lịch

Tổng cục du lịch Ireland đang hợp tác với Ubisoft và các nhà sáng tạo nội dung cho chiến dịch Assassins Creed Valhalla nhằm quảng bá cho du lịch nước này.

Ra mắt cuối năm 2020, trò chơi Assassin's Creed Valhalla sẽ có nhiều bản cập nhật mới trong 2022 theo như thông báo của Ubisoft Forward tại E3 2021.

Ireland hợp tác với nhà sản xuất game để quảng bá du lịch - 1

Nguồn: Hình ảnh trong game.

Bên cạnh quá trình phát triển game, mới đây Ubisoft còn hợp tác cùng tỏng cục du lịch Ireland để quảng bá du lịch Ireland đến một lượng khán giả mới, cụ thể là các game thủ yêu thích Assassin's Creed Valhalla.

Đây cũng là chiến dịch kỷ niệm Ireland trong DLC Wrath of the Druids được phát hành vào tháng trước. Trong bản mở rộng này, Eivor đến Ireland và người chơi có cơ hội khám phá đất nước và tìm hiểu lịch sử của Ireland.

Trong đoạn video ngắn mà tổng cục du lịch Ireland đăng tải thể hiện các cảnh đã xuất hiện trong Assassin's Creed Valhalla, chẳng hạn như Giant's Causeway và Hill of Tara.

Mark Henry, giám đốc marketing của Tourism Ireland cho biết: “Ubisoft đã làm được một việc đầy ấn tượng để đem những chi tiết choáng ngợp của xứ Celtic đến với mọi người. Chiến dịch này là một cách vui vẻ và sáng tạo để đem Ireland tới đối tượng khán giả hoàn toàn mới, đó chính là game thủ. Chúng tôi muốn kích thích sự tò mò của người chơi với những địa điểm và danh lam trong game, từ đó thúc đẩy họ đến thăm những địa danh ấy ngoài đời thực."

Đây cũng là lần đầu tiên họ cộng tác với những người sáng tạo nội dung để giới thiệu các cảnh quan và khuyến khích khán giả đến thăm Ireland.

Đây hoàn toàn không phải lần đầu tiên Ubisoft tạo ra những thế giới ảo phục vụ tìm hiểu, khám phá và du lịch thay vì đánh đấm chặt chém. Trước đó phiên bản Assassin's Creed: Origins đã có Discovery Tour, cho phép người chơi tìm hiểu về lịch sử Ai Cập cổ đại, từ cách người xưa quy hoạch những thành phố tuyệt đẹp, cho tới cách những kim tự tháp khổng lồ được xây dựng, hệt như một sa bàn khổng lồ kích thước thật với người dẫn chuyện trong viện bảo tàng.

Ireland hợp tác với nhà sản xuất game để quảng bá du lịch - 2

Nguồn: Hình ảnh trong game.

Tìm hiểu lịch sử qua game.

Những thông tin trong mục chơi này đều bám sát với lịch sử, không bị ảnh hưởng bởi cốt truyện game.

Ủy ban du lịch của Đảo Tsushima đã thực hiện một chiến dịch tương tự với Sucker Punch cho Ghost of Tsushima và nó chắc chắn đã giúp củng cố hình ảnh của hòn đảo và nhiều game thủ đã quyên góp sửa chữa ngôi đền Watatsumi sau khi nó bị hư hại trong một cơn bão, tiếp theo là thị trưởng của nó đã trở thành giám đốc game và giám đốc sáng tạo trở thành đại sứ du lịch danh dự.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...