Jack Ma mất quyền lực sau khi tập đoàn Ant Group điều chỉnh cổ đông

Chỉ trong vòng 2 ngày, Jack Ma mất quyền lực và đã mất quyền kiểm soát hai công ty, trong đó có cả đế chế fintech do ông sáng lập là Ant Group.
Jack Ma mất quyền lực sau khi tập đoàn Ant Group điều chỉnh cổ đông

Jack Ma mất quyền lực chỉ sau một ngày 

Jack Ma mất quyền lực quản lý công ty công ty phần mềm tài chính Hundsun Technologies, chỉ một ngày sau khi tập đoàn Ant Group điều chỉnh cổ đông, tước bỏ phần lớn quyền bỏ phiếu của vị tỷ phú. Đây được xem là động thái của gã khổng lồ Fintech nhằm hồi sinh kế hoạch phát hành cổ phiếu lần đầu (IPO) kỷ lục, trị giá 35 tỷ USD vào năm 2020.

Trước đó, Jack Ma nắm giữ 20,72% quyền bỏ phiếu tại Hundsun. Nhưng trong thông báo hôm 8/1, công ty phần mềm tuyên bố nhà sáng lập Alibaba sẽ không còn bất cứ quyền kiểm soát nào tại đây.

“Người đứng đầu Hundsun Technologies sẽ không còn là ông Mã Vân và cũng sẽ không có người nào đảm nhận vị trí này sau đó”, Hundsun khẳng định.

Thông báo này được đưa ra ngay sau khi tỷ phú Jack Ma mất quyền lực và mất hầu hết quyền bỏ phiếu tại tập đoàn Ant Group. Nhà sáng lập Alibaba sẽ kết thúc hiệp ước hợp tác với chủ tịch Eric Jing, cựu CEO Simon Hu và cựu Phó chủ tịch Alibaba Jiang Fang trong việc sở hữu 53,46% quyền biểu quyết của công ty.

Jack Ma mất quyền lực

Nhà sáng lập Alibaba rút quyền kiểm soát Ant Group để giảm rủi ro cho tập đoàn trước sức ép từ chính phủ Trung Quốc. Theo SCMP, sự thay đổi trong bộ máy quản lý là một phần trong kế hoạch nhằm tách Ant Group khỏi công ty liên kết Alibaba sau lệnh tái cơ cấu của chính phủ Trung Quốc. Ông lớn fintech Trung Quốc còn dự định bổ sung giám đốc độc lập thứ năm để các giám đốc độc lập sẽ chiếm đa số trong hội đồng quản trị của công ty.

“Sẽ không có cổ đông nào, dù là cá nhân hay hợp tác với các tổ chức khác, có quyền kiểm soát Ant Group hoàn toàn”, tập đoàn khẳng định.

Mất quyền lực ở tập đoàn thương mại điện tử lớn nhất Trung Quốc cũng đồng nghĩa với việc Jack Ma mất quyền lực kiểm soát ở Hundsun, công ty mà Ant Group hiện nắm phần lớn cổ phần chi phối, SCMP nhận định.

Được thành lập từ năm 1995, Hundsun hiện là nhà cung cấp phần mềm lớn nhất của Trung Quốc cho các công ty giao dịch chứng khoán và quỹ. Hundsun phát hành cổ phiếu lần đầu vào năm 2003 với vốn hoá thị trường đạt 80,2 tỷ nhân dân tệ (11,7 tỷ USD) tính đến ngày 6/1.

Năm 2014, công ty phần mềm đã được tỷ phú Jack Ma chi 3,3 tỷ nhân dân tệ (531 triệu USD) để mua lại. Tập đoàn mẹ Hundsun Group đã bán toàn bộ 20,6% cổ phần mà họ nắm giữ cho Zhejiang Finance Credit Network Technology, một công ty thuộc sở hữu của ông Ma.

Jack Ma mất quyền lực

Thương vụ trị giá hàng tỷ nhân dân tệ này cho thấy tham vọng muốn tạo dựng được chỗ đứng trong lĩnh vực dịch vụ tài chính của Trung Quốc của Jack Ma giữa bối cảnh các công ty Internet Trung Quốc như Alibaba, Tencent, Baidu đang xây dựng các chi nhánh dịch vụ tài chính.

Tuy nhiên, thương vụ với Hundsun đã khiến tỷ phú bị điều tra vì nghi ngờ có liên quan đến sự lao dốc của thị trường chứng khoán Trung Quốc lúc bấy giờ.

20,6% số cổ phần tại Hundsun sau đó đã được chuyển cho Ant Group sở hữu, giúp tập đoàn mở rộng sang mảng fintech. Tuy nhiên, Jack Ma vẫn giữ phần lớn quyền kiểm soát tại công ty phần mềm tài chính cho đến hiện tại.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...