Khám phá bên trong cửa hàng flagship Louis Vuitton ở Ginza, Tokyo.

Cửa hàng flagship của Louis Vuitton tại Ginza không chỉ thu hút giới mộ điệu bởi thiết kế sáng tạo, mà còn đậm tinh thần thời trang.
Khám phá bên trong cửa hàng flagship Louis Vuitton ở Ginza, Tokyo.

Mặt tiền ấn tượng của cửa hàng Louis Vuitton tại Ginza. Ảnh: designboom.com

Mới đây, cửa hàng flagship của Louis Vuitton tại quận Ginza, Tokyo, Nhật Bản đã trở thành tâm điểm chú ý. Thiết kế ấn tượng, cải tạo từ một tòa nhà cũ tại khu phố mua sắm sầm uất Ginza, Tokyo phản ánh tầm nhìn và gout thẩm mỹ đẳng cấp của một nhà mốt lớn.

Cửa hàng flagship của Louis Vuitton lấy cảm hứng từ nước

Bề ngoài tòa nhà của Louis Vuitton tại Ginza

Lấy cảm hứng từ sự phản chiếu của nước, hai nhà thiết kế Jun Aoki và Peter Marino đã thiết kế phần bên ngoài của tòa nhà uốn lượn, phủ lên chất liệu nhựa dichroic óng ánh. Từ đó tạo nên hiệu ứng thị giác ba chiều.

Các sắc màu sẽ thay đổi tùy theo từng vị trí nhìn, dưới các điều kiện ánh sáng khác nhau. Nhìn từ xa, cửa hàng flagship mới của LV tại Ginza trông như một cột nước khổng lồ.

Nội thất tối giản, sáng tạo từ các nghệ sỹ lớn

Không gian bên trong cũng mô phỏng nước đang chảy. Ảnh: designboom.com

Không chỉ có thế, nội thất bên trong của cửa hàng cũng được hai nhà thiết kế Jun Aoki và Peter Marino cải tiến hoàn toàn. Sử dụng chất liệu gỗ sồi tại chiếc cầu thang trung tâm, hai nhà thiết kế đã tạo ra một không gian vừa dịu mắt vừa ấn tượng. Khi bước vào, khách hàng sẽ cảm giác như có một dòng nước đang chảy len lỏi khắp cửa hàng.

Bên trong cửa hàng trưng bày thiết kế nội thất của các nghệ sỹ nổi tiếng. Ảnh: designboom.com

Dải màu sắc tươi sáng đại diện cho một tinh thần phấn chấn, thoải mái, bao phủ không gian. Đồ nội thất của Pierre Paulin và Stephen Leo, cũng như các tác phẩm của Ed Moses và các nghệ sỹ tên tuổi khác được trưng bày khắp cửa hàng.

Điểm nhấn của không gian là bức tường chạy dọc khắp bốn tầng, khắc họa bức tranh của họa sỹ Kimiko Fujimura.

Louis Vuitton mở Le Café V thứ hai, tự sản xuất chocolate

Cửa hàng flagship của Louis Vuitton gồm 4 tầng trưng bày sản phẩm, dành cho việc mua sắm. Trong đó, khu vực pop-up được nhà mốt dành riêng để quảng bá các mặt hàng mới, được cập nhật liên tục.

Khu vực pop-up trưng bày sản phẩm mới nhất tại tầng 1. Ảnh: fashionsnap.com.

Tầng 2 có dịch vụ vẽ lên túi da. Khách hàng có thể quan sát thợ vẽ thủ công và đặt vẽ hình mình muốn lên túi xách. Ảnh: fashionsnap.com.

Tầng 3 trưng bày trang phục, phụ kiện dành cho nữ. Ảnh: snaptaste.com.

Tầng 4 là khu mua sắm trang phục nam. Ảnh: fashionsnap.com.

Khi mua sắm xong, khách hàng VIP sẽ được chăm sóc tại phòng spa sang trọng nằm trên tầng 6. Ảnh: snaptaste .com.

Trên tầng 7, cũng là tầng cao nhất, là nhà hàng cafe Le Café V do đầu bếp Yosuke Suga quản lý. Năm ngoái, đầu bếp Yosuke Suga đã từng hợp tác với Louis Vuitton khi nhà mốt ra mắt Le Café V đầu tiên tại Osaka. Tại đây, khách hàng được phục vụ bữa trưa, bữa tối, cocktail và các món tráng miệng,

Nhà hàng Le Café V. Ảnh: snaptaste.com.

Louis Vuitton còn thông báo hãng sẽ sản xuất chocolate riêng. Dòng sản phẩm sẽ được mở bán từ cuối tháng 4 năm nay.

THÔNG TIN THÊM

Cửa hàng flagship Louis Vuitton tại Ginza, Tokyo, Nhật Bản chính thức mở cửa từ ngày 20/3/2021.

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...