LALISA nỗ lực trở thành một "idol toàn năng" bất thành của Lisa

Trong LALISA, Lisa nắm trọn 3 phút 27 giây để thực hiện rất nhiều các kĩ năng của một idol: vừa hát, vừa rap, vừa nhảy. Mặc cho đã rất nỗ lực, cô vẫn chưa thể khiến bài hát hoàn hảo trọn vẹn ở phần nghe.

Ngay từ khi mới debut hơn 2 năm và chưa có trong tay một full album nào, Jennie đã được YG cho ra mắt solo, chứng tỏ định hướng hoạt động độc lập của 4 thành viên BLACKPINK đã xác định ngay từ ban đầu. Đó là một quyết định thông minh bởi cả 4 thành viên đều sở hữu những sức hút riêng biệt cùng tiềm năng đa dạng: Jennie quyến rũ, toàn năng phù hợp cho cả mảng âm nhạc và thời trang; Rosé ngọt ngào, vocal độc lạ rất phù hợp với thứ âm nhạc êm đềm nhẹ nhàng; Jisoo xinh đẹp chuẩn mực, cá tính thú vị lại rất dễ lọt vào mắt xanh của các đạo diễn phim và show truyền hình.

LALISA - nỗ lực làm hình mẫu một idol toàn năng bất thành của Lisa - Ảnh 1.

Có vẻ như BLACKPINK đã được định hướng hoạt động độc lập ngay từ đầu

Cả 3 thành viên kể trên đều đã có những hoạt động solo nổi bật, gây tiếng vang lớn, thậm chí đạt được những kỷ lục ấn tượng. Và bây giờ chính là thời khắc tỏa sáng của Lisa.

Ngay từ khi xuất hiện lần đầu tiên trong clip Who's That Girl???, Lisa đã được định hình là người đảm nhiệm vị trí main dancer nhờ kĩ thuật vô cùng hoàn thiện ở thời điểm trước khi chính thức debut 4 năm. Chính bởi thế, sau khi debut, mặc dù thời lượng góp giọng của Lisa đôi khi có chút thua thiệt so với các thành viên khác, nhưng sức hút của cô luôn luôn nằm trong top đầu nhờ phong cách và thần thái biểu diễn sắc sảo, hấp dẫn, lượng fan riêng đông đảo trên toàn thế giới.

Clip Who's That Girl??? của Lisa thời pre-debut

Không chỉ nhảy múa và biểu diễn, Lisa cũng làm tốt phân đoạn của mình ngay cả khi đó là hát hay rap. Nhờ đó, Lisa được kì vọng sẽ có màn solo bùng nổ không thua kém gì Jennie bởi những kĩ năng của 2 cô gái này đều rất tương đồng.

Tuy nhiên, trong solo single LALISA, dường như Teddy đã giao cho Lisa một bài toán quá sức. Không lựa chọn những chất liệu dễ nghe như electropop trong SOLO hay pop rock với On The Ground, Teddy mang đến cho LALISA những âm thanh điện tử rất nặng và mạnh mẽ.

MV LALISA - Lisa

Trong những ca khúc sử dụng các chất liệu tương tự của BLACKPINK như DDU-DU-DDU-DU hay Pretty Savage, vẫn có những khoảng nghỉ cho drop hay một phân đoạn làm dịu không gian. Nhưng ở LALISA lại không có được điều đó. Điều đó có nghĩa, Lisa phải dùng vocal của bản thân xuyên suốt từ đầu đến cuối. Và đó chính là mấu chốt để những điểm yếu của Lisa được phơi bày.

Trong LALISA, Lisa phải dùng vocal của bản thân xuyên suốt từ đầu đến cuối. Và đó có lẽ là mấu chốt để những điểm yếu của Lisa được phơi bày.

Bạn Nam

Giọng hát của Lisa sáng, dễ nghe, êm ái, nhưng khi cần đến sự mạnh mẽ, bùng nổ, kịch tính thì nó chưa đáp ứng được. Đáng tiếc, trong một bài rất dày đặc những âm bass sâu và nặng như thế này, thì yếu tố kịch tính trong giọng hát lại là quan trọng nhất.

LALISA - nỗ lực làm hình mẫu một idol toàn năng bất thành của Lisa - Ảnh 5.

Lisa thiếu đi yếu tố kịch tính trong giọng hát

Trước đây, Teddy rất thành công trong màu nhạc này với 2NE1 nhờ việc 3/4 thành viên đều có giọng dày. Những I Am The Best hay Come Back Home luôn nghe cực kì đã tai. Sau này, khi sản xuất cho BLACKPINK, các cô gái đem lại sự trong sáng, trẻ trung hơn đàn chị trong thể loại trap/điện tử này nhưng vẫn cần tới màu giọng lạ của Jennie hay những nốt cao kịch tính của Rosé để tạo điểm nhấn cần thiết.

LALISA - nỗ lực làm hình mẫu một idol toàn năng bất thành của Lisa - Ảnh 6.

Hát LALISA một mình là quá sức đối với Lisa, vẫn cần đến các thành viên BLACKPINK hỗ trợ

Lisa chưa làm được điều đó trong một bài hát mà được Teddy gần như tạo ra không gian y hệt DDU-DU-DDU-DU hay Pretty Savage như thế này. Ngay đoạn intro mở màn đã có dự tính trở thành 1 hook mạnh mẽ với câu hô khẩu hiệu "La la la What’s my name" nhưng Lisa lại trình bày quá hiền và bằng phẳng. Vấn đề tiếp tục lặp lại trong các phân đoạn chorus "Lalisa love me Lalisa love me", khi tiếng bass phía sau được đập rất mạnh thì giọng Lisa phía trên lại quá nhẹ, không đủ sức cân bằng lại và tạo nên một khẩu hiệu đáng nhớ. Với một bài hát mà đoạn chorus được lặp lại tới 3 lần, chiếm đến gần nửa thời lượng, thì sự thất bại của nó đã kéo tụt bài hát xuống rất sâu.

Khi tiếng bass phía sau được đập rất mạnh thì giọng Lisa phía trên lại quá nhẹ, không đủ sức cân bằng lại và tạo nên một khẩu hiệu đáng nhớ. Với một bài hát mà đoạn chorus được lặp lại tới 3 lần, chiếm đến gần nửa thời lượng, thì sự thất bại của nó đã kéo tụt bài hát xuống rất sâu.

Bạn Nam

Thật may, Lisa vẫn có một phân đoạn thể hiện tốt khả năng rap của cô để kéo lại chất lượng cho LALISA. Fast flow trong verse 2 của bài là một trong những điểm nhấn ấn tượng nhất. Producer 24 cũng có một thời khắc tỏa sáng với đoạn bridge bất ngờ kéo bài hát ra khỏi những âm thanh bass nặng nề, sau đó bất ngờ tiến tới một phân đoạn mang đậm màu sắc Thái Lan với những tiếng synth rất đặc trưng để kết bài. Đoạn bridge được đổi sang một không gian âm nhạc khác hoàn toàn, rực sáng hơn và tươi trẻ hơn, và Lisa có một phân đoạn hát thoải mái nhất trong cả bài, đồng thời phô diễn được màu giọng và năng lượng của bản thân tốt nhất.

LALISA - nỗ lực làm hình mẫu một idol toàn năng bất thành của Lisa - Ảnh 8.

Lisa vẫn có một phân đoạn thể hiện tốt khả năng rap của cô để kéo lại chất lượng cho LALISA

Tuy nhiên, cách thức sản xuất này khá lạ so với Teddy nhưng không lạ so với thị trường Kpop. Và nó chưa đủ để xóa nhòa những âm thanh đơn điệu, quen thuộc mà Teddy đã làm đi làm lại rất nhiều lần trước đó. Thêm vào đó, phân đoạn này cũng quá ngắn để Lisa có thể chứng tỏ được mình. Ngay sau đó Teddy và 24 tiếp tục lặp lại đoạn chorus thứ 3 nhưng nghe rất thiếu liền mạch, lẽ ra bài hát có thể kết thúc ở câu hát lặp đi lặp lại tên Lalisa đã đủ trọn vẹn rồi.

Cách thức sản xuất này khá lạ so với Teddy nhưng không lạ so với thị trường Kpop. Và nó chưa đủ để xóa nhòa những âm thanh đơn điệu, quen thuộc mà Teddy đã làm đi làm lại rất nhiều lần trước đó.

Bạn Nam

Lisa có nhiều tiềm năng để có thể tỏa sáng solo, nhưng LALISA lại chưa phải là một bệ đỡ tốt để cô bộc lộ hết mọi tiềm năng bản thân. Nó lặp lại những gì mà BLACKPINK đã từng làm thay vì đổi hẳn sang một màu nhạc mới như SOLO của Jennie hay tập trung hoàn toàn vào điểm mạnh cá nhân như On The Ground của Rosé. Và không gian âm nhạc này không phải là điều Lisa có thể làm tốt trọn vẹn. LALISA không phải là một bài hát quá tệ, nhưng nó không phù hợp với Lisa và khiến cho màn solo này mất hẳn đi màu sắc riêng biệt cá nhân của cô nếu so với 2 người chị em trước đó.

LALISA - nỗ lực làm hình mẫu một idol toàn năng bất thành của Lisa - Ảnh 10.

Clip: YouTube - Ảnh: Internet

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...