Liệu "ngành golf Việt Nam" có thừa tiềm năng và tiềm lực phát triển?

Trong vòng 10 năm trở lại đây, ngành golf đã thực sự bùng nổ với hàng loạt dự án được đầu tư mới, du lịch golf được chú trọng và chất lượng chuyên môn được nâng cao.
Liệu "ngành golf Việt Nam" có thừa tiềm năng và tiềm lực phát triển?

Trên thực tế, nền kinh tế golf của Việt Nam vẫn còn rất “khiêm nhường” so với các nước lân cận. Lấy ví dụ ở năm 2019, Việt Nam có 96 triệu dân, 78 sân golf và chỉ 0,1% dân số chơi golf. Trong khi đó, Thái Lan cùng thời điểm có 69 triệu người, nhưng có tới 315 sân và 0,7% dân số tham gia; Hàn Quốc chỉ 51 triệu người nhưng số sân golf đạt tới 798 và 12,3% dân số “cuốc đất”. Còn ở Mỹ, số sân golf lên tới 12.752 sân và 8,5% dân số tham gia, mang về giá trị 84 tỷ USD.

Bởi vậy, thúc đẩy kinh tế golf nên là một định hướng quan trọng trong điều hành của cơ quan quản lý. Nước ta có đầy đủ các tiềm năng về tự nhiên, dân số, sự gia tăng của tầng lớp trung lưu và khách du lịch có nhu cầu. Việc bỏ quy hoạch quốc gia về sân golf có thể xem là bước đi quan trọng trong việc mở đường cho kinh tế golf, nhưng để phát huy hơn nữa, rất cần các cơ chế, chính sách mới, thuận lợi hơn, ưu đãi hơn.

Phó chủ tịch Hội bất động sản du lịch Việt Nam (VnTPA)- ông Thân Thành Vũ cho rằng Tư duy chính là rào cản cần phải phá bỏ để golf tiếp tục phát triển. Đến tận bây giờ, golf vẫn đang nằm trong sự tranh cãi giữa hai luồng quan điểm trái ngược. Luồng quan điểm thứ nhất cho rằng golf ảnh hưởng xấu tới sản xuất khi lấy đi nhiều diện tích đất rừng, đất nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi), làm nông dân mất sinh kế, đặc biệt là gây tổn hại cho môi trường tự nhiên (đất, nước) do sử dụng nhiều hóa chất độc hại. Luồng quan điểm thứ hai khẳng định rằng golf không gây hại cho sản xuất và đời sống. Ngược lại, golf còn giúp cải tạo môi trường, làm gia tăng lợi ích cho những vùng đất hoang hóa, kém giá trị kinh tế và cải thiện đáng kể thu nhập của người dân địa phương.

Với tư cách là người quan sát và nghiên cứu về golf, ông Vũ khẳng định golf thực sự mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế và môi trường. Đơn cử những vùng đất hoang tại Bình Thuận, nhờ phát triển golf mà được phủ xanh, chống nạn cát bay, tạo ra cảnh quan xinh đẹp, thu hút du khách, mang lại giá trị không nhỏ đồng thời giải quyết công ăn việc làm với thu nhập trung bình khá cho hàng trăm, hàng nghìn lao động địa phương.

“Khác với thời kỳ sơ khai, công nghệ làm sân golf ngày nay đã cải tiến vượt bậc, từ chăm sóc cỏ đến hệ thống tưới tiêu, đều không gây hại cho môi trường. Ở các nước phát triển như Mỹ, Nhật Bản, khá nhiều nghiên cứu đã được thực hiện về tác động của sân golf và cho thấy golf thân thiện với môi trường. Nhật Bản là đảo quốc, rất nhạy cảm và luôn bảo vệ môi trường nghiêm ngặt, vậy mà họ có hàng nghìn sân. Nếu golf gây hại, sao người Nhật lại làm nhiều như vậy?”, ông Vũ nêu quan điểm và nhấn mạnh: “Sân golf thực sự có khả năng cải tạo các khu vực khô cằn, không có giá trị hoặc giá trị kinh tế rất thấp. Tất nhiên, chúng tôi phản đối việc làm sân golf ở rừng nguyên sinh, khu bảo tồn thiên nhiên hay đất hai lúa đã nằm trong quy hoạch để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia”.

Như vậy có thể thấy, rào cản đầu tiên cần được gỡ bỏ để golf phát triển mạnh mẽ tại Việt Nam chính là rào cản tư duy. Những cái nhìn định kiến, thiên lệch về golf chẳng những không giúp bảo vệ môi trường mà còn khiến đất đai không được khai thác hết tiềm năng, bỏ lỡ cơ hội làm giàu, vốn đã được chứng minh tại hàng chục quốc gia phát triển trên thế giới.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...