Người Nhật thưởng thức sushi như thế nào?

Sushi là món ăn truyền thống của Nhật Bản nổi tiếng trên khắp thế giới. Sushi ngon nhất được tìm thấy ở các nhà hàng tại xứ sở hoa anh đào, nhưng dù ở đâu, sushi sẽ ngon hơn khi bạn ăn đúng cách.

Ăn sushi bằng tay, không nhúng phần cơm vào nước tương... là những quy tắc thưởng thức món ngon biểu tượng của ẩm thực Nhật Bản.

Dưới đây là những điều cơ bản về cách ăn sushi của người Nhật.

1. Ăn sushi bằng tay

Vào thế kỷ 19, sushi được tiêu thụ như một món ăn nhẹ ở Nhật Bản. Cách truyền thống để ăn nigiri sushi và maki sushi của người Nhật là dùng tay sạch. Tại các nhà hàng, thực khách thường sẽ lau các ngón tay bằng khăn nóng trước khi thưởng thức món này.

Khi lấy miếng nigiri sushi, ngón cái chạm vào phần cá, trong khi ngón trỏ cùng ngón giữa giữ phần cơm. Bằng cách dùng tay, bạn sẽ không làm hỏng hình thức của món ăn. Ngoài ra, bạn úp miếng sushi lên lưỡi để có thể cảm nhận độ tươi của cá cũng như hương vị trọn vẹn. Đây được cho là cách ăn sushi đúng cách, đẹp mắt.

Cách ăn sushi chuẩn kiểu Nhật - 1

Ảnh: Dan Gentile.

2. Ăn sushi bằng đũa

Việc sử dụng đũa khi ăn sushi đã phổ biến hơn ở hiện tại. Một số người không thích mùi cá sống dính vào tay có thể lựa chọn cách ăn này. Tuy nhiên, dùng đũa có thể làm hỏng hương vị và kết cấu của sushi. Tại nhà hàng sushi Nhật Bản, đũa thường được dùng để gắp sashimi và gừng.

Cách ăn sushi chuẩn kiểu Nhật - 2

Ảnh: Nomtastic Foods.

3. Chỉ sử dụng một chút nước tương và không để chạm vào cơm

Lãng phí nước tương là một điều cấm kỵ trong nghi thức ăn uống của người Nhật. Thêm vào đó, dùng lượng nhiều nước tương cũng là dấu hiệu cho thấy người ăn nghi ngờ cá không đủ tươi. Vì vậy, thực khách chỉ nên đổ một phần nước tương mỏng và luôn có thể bổ sung nếu cần.

Một điều quan trọng nữa là không nên để phần cơm của sushi dính quá nhiều nước tương. Nếu cơm ngấm quá nhiều nước tương, sushi sẽ rất mặn. Do đó, thực khách cần lật ngược miếng sushi để nhúng phần cá hoặc topping vào nước tương.

Ngoài ra, các miếng sushi đã có nước sốt bên trên, cũng không nên nhúng vào nước tương.

Cách ăn sushi chuẩn kiểu Nhật - 3

Ảnh: LearnJapanese.

4. Không cần trộn wasabi vào nước tương

Theo cách làm truyền thống, miếng sushi thường có một ít wasabi ở giữa phần cơm và cá. Đó là lượng wasabi vừa đủ được các đầu bếp tính toán. Do đó khi ăn, thực khách chỉ cần nhúng sushi vào nước tương.

5. Ăn cả miếng sushi trong một lần

Sushi chỉ được làm cho một miếng cắn. Nếu bạn chia đôi miếng sushi sẽ làm vỡ kết cấu của nó. Điều này cũng bị coi là hành động thô lỗ đối với đầu bếp, người đã tạo ra những miếng sushi hoàn hảo.

Nếu thấy miếng sushi quá to so với miệng của mình, thực khách có thể yêu cầu đầu bếp điều chỉnh tỷ lệ phù hợp.

Cách ăn sushi chuẩn kiểu Nhật - 4

Ảnh: Livejapan.

6. Ăn gừng giữa các lượt ăn sushi

Sushi có nhiều vị khác nhau và thực khách có thể ăn theo thứ tự tùy thích. Tuy nhiên, bạn có thể bị nhầm lẫn hoặc không cảm nhận được trọn vẹn một số món sushi tinh tế nếu hương vị trước đó còn đọng lại trong miệng. Với những trường hợp như vậy, thực khách có thể làm mới vị giác bằng gừng ngâm (gari), trước khi ăn miếng tiếp theo.

"Gari" là gừng thái lát mỏng, ngâm giấm ngọt và được coi là một chất làm sạch vòm họng. Gari cũng có tác dụng khử trùng và giúp ngăn ngừa ngộ độc thực phẩm. Bạn cũng có thể ăn kèm sushi với một miếng gừng chấm nước tương bên trên.

Cách ăn sushi chuẩn kiểu Nhật - 5

Ảnh: Tashka2000.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...