Nhà văn Neil Gaiman với nhiều tác phẩm được chuyển thể đưa lên màn ảnh

Neil Gaiman là cái tên đã rất quen thuộc với những bạn đọc yêu mến dòng văn học kỳ ảo. Thời gian gần đây, tên tuổi của nhà văn Anh quốc một lần nữa lại “nóng” lên cùng với sự thành công của phim chuyển thể “The Sandman”. Ngoài câu chuyện về Chúa tể Cõi mộng, nhiều tác phẩm kỳ ảo khác của ông cũng đã được đưa lên màn ảnh và nhận về những phản hồi tích cực.
Nhà văn Neil Gaiman với nhiều tác phẩm được chuyển thể đưa lên màn ảnh

Với sức viết dồi dào, Neil Gaiman xuất bản sách một cách đều đặn mỗi năm. Ông là gương mặt quen thuộc trong hạng mục “Tiểu thuyết kỳ ảo” của giải thưởng “Goodreads Choice Award” hằng năm do cộng đồng đọc sách lớn nhất thế giới Goodread bình chọn. Neil Gaiman có niềm đam mê đặc biệt với thế giới thần thoại, cổ tích. Ông thường viết lại những câu chuyện này dưới một góc nhìn và tình tiết mới mẻ hơn. Mặc dù cách viết của Gaiman khá đơn giản, nhưng ông có thể đan xen những khái niệm độc đáo và sự hài hước khiến mỗi câu chuyện đều trở nên thật đặc biệt.

Nhân sự thành công vang dội của “The Sandman”, cùng Đẹp điểm lại những cuốn sách và bản phim chuyển thể xuất sắc nhất của Neil Gaiman nhé!

Lucifer với những chi tiết kì ảo đặc trưng của Neil Gaiman

Ra mắt vào năm 2016, series “Lucifer” được xây dựng dựa trên câu chuyện về thiên thần sa ngã Lucifer Morningstar. Lucifer vốn là nhân vật phản diện trong truyện tranh “The Sandman” (kẻ luôn đối đầu với Chúa tể Cõi mộng Mopherus), nhưng sau đó đã được Neil Gaiman “trao cho” một cốt truyện và số phận riêng trên màn ảnh. Lucifer, phiên bản Ác quỷ của DC, cảm thấy chán chường với Địa ngục và bỏ đi bất chấp tất cả. Thay vào đó, hắn định cư ở LA, điều hành một hộp đêm và trở thành cố vấn cho sở cảnh sát nhờ sử dụng khả năng siêu nhiên của mình để điều tra các vụ án.

Dù do DC “cầm trịch”, nhưng Lucifer không giống bất kỳ siêu anh hùng nào của vũ trụ DC. Bộ phim mang đậm màu sắc thần thoại hiện đại với những chi tiết kì ảo đặc trưng của Neil Gaiman. Tuy nhiên, không có nhiều liên hệ giữa phiên bản Lucifer này (do Tom Ellis đóng) với Lucifer của series “The Sandman” (do Gwendoline Christie thủ vai). Series “Lucifer” đã nhận được phản hồi tích cực từ khán giả, và đã kết thúc sau 6 mùa lên sóng.

American Gods - Dựa trên cuốn sách cùng tên của Neil Gaiman

Dựa trên cuốn sách cùng tên của Neil Gaiman, “American Gods” theo chân, Shadow Moon, kẻ được ra tù sớm hơn dự định vài ngày để dự đám tang vợ. Trên đường về nhà, anh ta phát hiện ra một người đàn ông bí ẩn tên là Mr. Wednesday, người đã cho anh ta một công việc mới. Sau đó, Shadow thấy mình đang ở trong một thế giới vốn chưa từng được biết đến trước đó. Anh không chỉ khám phá ra sự tồn tại của phép thuật, mà còn bị cuốn vào cuộc xung đột gay gắt giữa các vị thần cũ và vị thần mới.

Mùa 1 được đánh giá là xuất sắc nhất toàn series. Với dàn diễn viên tài năng như Bryan Fuller, Michael Green,… cùng kỹ xảo đẹp mắt, bộ phim đã “chiêu đãi” khán giả những thước phim vô cùng mãn nhãn, mở ra một thế giới thần thánh thời hiện đại vượt ngoài sức tưởng tượng. Dù mùa 2 không được đánh giá cao, nhưng đây vẫn là một series rất đáng xem nếu bạn mê mẩn Neil Gaiman. Bản dịch tiếng Việt của cuốn sách đã được xác nhận sẽ phát hành trong thời gian tới.

Stardust - câu chuyện thể hiện sự hài hước và chính xác giọng điệu của tác giả Neil Gaiman

Dù vẫn lấy chất liệu cổ tích làm nền, nhưng “Stardust” lại được đánh giá là cuốn sách khác biệt nhất của Neil Gaiman. Nó kể câu chuyện về chàng Tristran Thorn đem lòng si mê một thiếu nữ xinh đẹp trong ngôi làng Bức Tường nơi anh lớn lên. Vì lời hứa sẽ cùng cô sánh vai trong thánh đường, chàng trai trẻ khăn gói lên đường tiến vào Xứ Tiên để tìm một ngôi sao băng từ trên trời rơi xuống. Chuyến phiêu lưu ở xứ sở kỳ lạ, rùng rợn mà đầy nhiệm màu đã thay đổi con người và thế giới quan của Tristran theo những cách anh chưa từng ngờ đến, biến anh thành một người hùng chân chính trong câu chuyện của mình.

Bộ phim chuyển thể là sự kết hợp nhuần nhuyễn nhiều thể loại, không chỉ tập trung được vào trọng tâm của câu chuyện mà còn thể hiện được sự hài hước và chính xác giọng điệu của tác giả Neil Gaiman. Nó đã nhận được đánh giá tích cực từ các nhà phê bình, và là một “hit” lớn với khán giả trên khắp thế giới. Cuốn sách “Stardust” đã có bản dịch tiếng Việt với tên gọi “Bụi sao”.

Good Omens chuyển thể từ cuốn tiểu thuyết hài hước nhất về ngày tận thế của Neil Gaiman & Terry Pratchett 

Năm 1990, Neil Gaiman và người bạn thân của mình Terry Pratchett bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết hài hước nhất về ngày tận thế. Gần 30 năm sau, cuốn tiểu thuyết đó, “Good Omens”, được chuyển thể thành series truyền hình cực kỳ đình đám. Đáng buồn thay, Pratchett đã qua đời vào năm 2015 và không thể chứng kiến sự thành công mà đứa con tinh thần của mình có được.

Bộ phim theo chân Thiên thần Aziraphale và ác quỷ Crowley. Họ là những người quen biết lâu năm, gặp nhau lần đầu tiên tại vườn Địa đàng và thường xuyên qua lại trong suốt quá trình lịch sử nhân loại. Họ nhận ra rằng mình đã trở nên thích Trái đất sau khi sống ở đó quá lâu. Khi phát hiện ra đứa trẻ Phản chúa (Antichrist) sẽ xuất hiện ở Trái Đất và gây ra Ngày Phán Xét, hai người quyết định hợp tác cùng nhau để cố gắng ngăn chặn sự hủy diệt đó. Không mang màu sắc tôn giáo nặng nề, “Good Omens” đem đến sự mỉa mai về thiện – ác thông qua những tình tiết hài hước, “điên rồ”, vô lý mà vẫn đầy tinh tế.

Coraline tác phẩm chuyển thể ấn tượng nhất khi nhắc đến Neil Gaiman

“Coraline” chắc chắn là tác phẩm chuyển thể ấn tượng nhất khi nhắc đến Neil Gaiman. Phim dựa trên cuốn tiểu thuyết thiếu nhi cùng tên kể về Coraline – cô bé đang phải vật lộn để thích nghi với cuộc sống mới. Em tìm thấy một cánh cửa nhỏ trong căn hộ của gia đình. Đó là cánh cổng dẫn đến một vũ trụ song song dường như thật hoàn hảo. Tuy nhiên, câu chuyện dần trở nên đen tối và kinh dị khi Caroline nhận ra mọi thứ ở Thế giới khác không giống như những gì em tưởng tượng.

Được thể hiện dưới dạng hoạt họa stop-motion với gam màu u ám ma mị, bộ phim chuyển thể đã đưa thế giới kỳ ảo của Neil Gaiman lên màn ảnh rộng một cách sống động và đầy cuốn hút. Đến tận bây giờ, “Coraline” vẫn rất được ưu thích bởi cốt truyện đặc sắc và nhiều triết lý của nó. Tiểu thuyết đã được xuất bản ở Việt Nam với tên “Coraline”.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...