Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ

Nếu là một tín đồ thời trang, bạn không thể bỏ qua những bộ phim sau đây, dù có nhiều tranh cãi xoay quanh nhưng nội dung phần nào cũng hé lộ những bức màn bí mật của làng thời trang.
Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ

1. Halston

Đạo diễn Daniel Minahan đã bắt tay với nhà sản xuất Ryan Murphy cho miniseries tiểu sử của một trong những tượng đài thời trang Mỹ được chuyển thể từ cuốn sách “Simply Halston” của Steven Gaines. Series được chiếu trên Netflix gồm năm tập do Ewan McGregor thủ vai chính và lột tả sự nổi tiếng của nhà thiết kế thời trang lừng danh người Mỹ và sự phụ thuộc và sa lầy ngày càng vượt giới hạn của ông vào cocaine, điều này khiến cuộc đời ông bị hủy hoại. Dàn diễn viên của Halston còn có Rebecca Dayan, David Pittu, Krysta Rodriguez và Bill Pullman, và số những người khác.

Được phát hành vào ngày 14 tháng 5 năm 2021, bộ phim đã nhận được năm đề cử Emmy, bao gồm “Nam diễn viên chính xuất sắc trong một bộ phim ngắn hoặc series ngắn” và ‘Phục trang ấn tượng nhất’.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ

Halston (2021)

2. The Assassination of Gianni Versace: American Crime Story

Vào ngày 17 tháng 1 năm 2018, bộ phim dài chín tập được đánh giá cao đã khởi chiếu trên kênh truyền hình FX. Dựa trên cuốn sách “Vulgar Favors: Andrew Cunanan, Gianni Versace, and the Largest Failed Manhunt in U.S. History” của Maureen Orth, bộ truyện xoay quanh vụ sát hại Gianni Versace bởi kẻ giết người hàng loạt Andrew Cunanan.

Loạt phim cũng có sự tham gia của Édgar Ramírez trong vai Gianni Versace, trong khi Darren Criss và Penélope Cruz lần lượt được xuất hiện trong vai Andrew Cunanan và Donatella Versace (hiện là giám đốc sáng tạo của Versace).

Được đề cử ở mười tám hạng mục, loạt phim tiếp tục giành được bảy giải Emmy vào năm 2018, bao gồm “Nam diễn viên chính xuất sắc trong một loạt phim ngắn” và “Đạo diễn xuất sắc cho một loạt phim ngắn”, “Phim hoặc Kịch đặc biệt” cho nhà sản xuất Murphy. Bộ phim tội phạm này cũng giành được hai Quả cầu vàng năm 2019 ở hạng mục “Phim truyền hình xuất sắc nhất” và “Nam diễn viên chính xuất sắc nhất ở hạng mục Phim truyền hình”.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-2

The Assassination of Gianni Versace: American Crime Story (2018)

3. The first Monday in May

Bộ phim The first Monday in May - Thứ hai đầu tiên của tháng năm là bộ phim tài liệu vể những cảnh hậu trường chuẩn bị cho triển lãm nghệ thuật năm 2015 tại Trung Quốc. Bộ phim với sự góp mặt của những tên tuổi quyền lực trong giới thời trang như: Jean Paul Gualtier, Karl Lagerfeld, Anna Wintour,... và những ca sĩ: Rihanna, Lady Gaga,... hứa hẹn sẽ đem đến những thước phim về cảnh hậu trường đáng giá nhất.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-3

Thứ hai đầu tiên của tháng năm - The first Monday in May (2016)

4. Dior and I

Bộ phim Dior and I thuộc thể loại phim tài liệu kể về cuộc đời của nhà thiết kế Raf Simon. Nhà thiết kế Raf Simon, là nhà thiết kế độc quyền của hãng Dior. Bộ phim Dior and I khắc hoạ rõ nét hơn những khó khăn, thử thách để rèn nên viên kim cương sáng giá nhất nhì trong làng thời trang. Những cảnh quay sau hậu trường và những bộ cánh được Raf Simon khổ công hoàn thiện được đạo diễn đưa vào phim thể hiện rõ tài năng của ông.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-4

Dior and I (2014)

5. Saint Laurent

Do Bertrand Bonello làm đạo diễn, bộ phim tiểu sử của Pháp có sự xuất hiện của Gaspard Ulliel trong vai nhân vật cùng tên phim – nhà thiết kế huyền thoại Yves Saint Laurent. Được phát hành tại Pháp vào năm 2014, cốt truyện kể về cuộc đời của nhà thiết kế người Pháp gốc Algérie Yves Saint Laurent ở đỉnh cao sự nghiệp của ông. Hiện bộ phim “Saint Laurent” có thể được xem trên Amazon Prime Video.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-5

Saint Laurent (2014)

6. Yves Saint Laurent

Yves Saint Laurent là một bộ phim tiểu sử dựa trên cuộc đời của Yves Saint Laurent từ năm 1958. Bộ phim kể về những sóng gió ngày đầu mà nhà thiết kế Yves Saint Laurent đã gặp phải và ông đã vượt qua nó một cách kiên cường để xây dựng nên tên tuổi đình đám của thương hiệu cùng tên ngày nay. Bộ phim cũng đề cập về mối tình đồng tính thời trẻ của ông và cách họ đứng bên nhau để vượt qua khó khăn, thử thách trong cuộc đời.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-6

Yves Saint Laurent (2014)

7. Coco before Chanel

Bộ phim Cuộc đời Coco kể về cuộc đời sóng gió mà Coco Chanel - nhà thiết kế thời trang người Pháp. Gabrielle Chanel là trẻ mồ côi, bị cha bỏ rơi và phải sống trong trại trẻ mồ côi Aubazine. Cô làm thợ may cho những người biểu diễn vào ban ngày và một ca sĩ quán rượu vào ban đêm. Cô lấy biệt danh "Coco" từ bài hát cô hát cùng em gái Adrienne. Coco yêu say đắm doanh nhân người Anh Arthur Capel, người tin tưởng vào tài năng thời trang của cô, mà không biết rằng anh ta đã hứa hôn với một phụ nữ ở Anh. Chẳng may người đàn ông ấy qua đời vì tai nạn xe hơi nhưng nhờ vào công việc kinh doanh của Capel giúp cô, cô đã trở nên thành công. Bộ phim đoạy giải César cho Thiết kế trang phục xuất sắc nhất, World Soundtrack Award cho Film Composer của năm.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-7

Cuộc đời Coco - Coco before Chanel (2009)

8. The September Issue

The September Issue - Ấn phẩm tháng 9 - thuộc thể loại phim tài liệu khắc hoạ chân dung cô Anna Wintour - tổng biên tập của tạp chí thời trang quyền lực nhất thế giới, Vogue. Những cảnh quay trong bộ phim tái hiện lại quá trình sản xuất cuốn ấn phẩm số 9 của tạp chí thời trang Vogue - cuốn tạp chí đặc biệt nhất của năm 2007. Trong phim có sự góp mặt của nhà thiết kế Karl Lagerfeld, Vera Wang, Nicholas Ghesquiere,... và "Nữ hoàng tạo dáng" Coco Rocha. Bộ phim giúp bạn có cái nhìn rõ hơn về thế giới thời trang và cách làm việc của tổng biên tập quyền lực Anna Wintour.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-8

Ấn phẩm tháng 9 - The September Issue (2009)

9. Lagerfeld Confidential

Bộ phim tài liệu này kể về nhà thiết kế thời trang tư nhân nổi tiếng Karl Lagerfeld. Bằng chính cách kể chuyện của mình, Karl Lagerfeld kể lại quá trình lớn lên đầy sóng gió của mình ở Đức. Năm 13 tuổi, nhận ra mình là người đồng tính, Lagerfeld chuyển đến Paris khi còn là một thiếu niên để bắt đầu sự nghiệp thời trang của mình. Để phát triển kỹ năng bình luận về công việc và quan điểm của mình về các vấn đề từ quần áo đến văn học, Lagerfeld đi công tác không ngừng nghỉ từ nhiều nơi đến các buổi trình diễn thời trang và chụp ảnh. Ông được theo dõi bởi những người ngưỡng mộ như Nicole Kidman.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-9

Lagerfeld Confidential (2007)

10. The devil wears Prada

Yêu nữ hàng hiệu - The devil wears Prada - là bộ phim về ngành thời trang nổi tiếng một thời vì những bộ cánh trong phim rất lộng lẫy và nhịp phim nhanh vừa phải, cuốn hút người xem. Nội dung phim xoay quanh về cách làm việc của tạp chí và vòng xoay của thế giới thời trang. Cùng với sự góp mặt của Anne Hathawa và Meryl Streep, bộ phim đã khuấy động khán giả khắp thế giới và giữ vững vị trí số một trong lòng người xem khi nói về phim thời trang.

Những bộ phim nổi tiếng về ngành thời trang mà bạn không nên bỏ lỡ-10

Yêu nữ hàng hiệu - The devil wears Prada (2006)

Xem thêm

Goyard Saïgon - Chiếc túi Pháp thượng lưu mang tên Sài Gòn

Goyard Saïgon - Chiếc túi Pháp thượng lưu mang tên Sài Gòn

Không có những chiến dịch quảng cáo rầm rộ, Goyard là một trong những thương hiệu xa xỉ kín tiếng được giới thượng lưu ưa chuộng. Dòng túi Goyard Saigon của Pháp nổi tiếng toàn cầu gần 20 năm nay biểu tượng của người xài hàng hiệu không thích phô trương.
Những kiểu giày được lên ngôi mùa Thu - Đông 2021

Những kiểu giày được lên ngôi mùa Thu - Đông 2021

Bạn đang phân vân không biết nên chọn kiểu giày nào là hợp với xu hướng thời trang cuối năm? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn điểm mặt những kiểu giày nữ thật xinh xắn, cuốn hút và giúp phái đẹp tôn dáng, sành điệu.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...