Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex

Nếu muốn sản phẩm đồng hồ Rolex của mình có tuổi thọ cao, sử dụng được trong một thời gian dài, bạn không thể không bảo dưỡng. Mỗi cửa hàng bán lẻ chính thức và chi nhánh của Rolex đều được ủy quyền để tiếp nhận đồng hồ Rolex cho các dịch vụ bảo trì.
Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex

Rolex được mệnh danh là những thương hiệu sản xuất ra những chiếc đồng hồ bền bỉ và chất lượng tốt nhất trên thế giới. Tất cả các bộ phận của chúng được chế tác một cách tỉ mỉ đến mức hoàn hảo. Nếu bạn thường xuyên bảo dưỡng và chăm sóc chúng, chắc chắn bạn sẽ nhận lại được những điều tuyệt vời hơn như thế. Vậy, bảo dưỡng đồng hồ Rolex như thế nào? Và bạn cần phải biết những điều gì khi bảo dưỡng chúng? Tất cả sẽ được giải đáp ngay sau đây.

Dịch vụ bảo dưỡng đồng hồ Rolex bao gồm những gì?

Bảo dưỡng đồng hồ, hay bất cứ sản phẩm nào khác đóng vai trò cực kỳ quan trọng và cần thiết trong quá trình sử dụng. Có rất nhiều bước trong quá trình bảo dưỡng một chiếc đồng hồ Rolex. Tuy nhiên, chúng còn phụ thuộc vào mức độ cần bảo dưỡng hay sửa chữa ở đồng hồ của bạn.

Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex

Tất cả các bước bảo dưỡng đều được làm việc theo đúng quy trình, một cách tỉ mỉ và chi tiết nhất.Đánh giá đồng hồ

Đồng hồ của bạn sẽ được thợ đồng hồ chuyên trách kiểm tra cẩn thận, họ sẽ dự tính các hoạt động cần thực hiện. Sau khi ước tính đó được phê duyệt, các dịch vụ mới được thực hiện.

Chuẩn bị thực hiện dịch vụ

Bộ chuyển động, vốn được gắn với mặt số và kim, sẽ được loại bỏ khỏi vỏ – từ đó tiến hành tháo dây đeo. Bộ chuyển động, vỏ và dây đeo sẽ tham gia các hoạt động riêng biệt trong quá trình bảo dưỡng và được lắp ráp lại ở cuối quy trình.

Tháo bộ chuyển động

Bộ chuyển động được tháo ra hoàn toàn và tất cả các bộ phận đều được kiểm tra cẩn thận. Những bộ phận không đáp ứng tiêu chuẩn Rolex sẽ được thay thế một cách có hệ thống.

Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex-2

Tháo bộ chuyển độngLàm sạch các bộ phận

Mỗi bộ phận sẽ được làm sạch trong bể siêu âm để loại bỏ tất cả dấu vết của tạp chất.

Lắp ráp và bôi trơn bộ chuyển động

Các bộ phận đã làm sạch sẽ được sấy khô, sau đó lắp lại trọn vẹn bộ chuyển động và bôi trơn. Thợ sửa chữa chuyên trách sẽ thực hiện những điều chỉnh đầu tiên để đảm bảo độ chính xác của bộ chuyển động, đáp ứng các tiêu chí về độ chính xác của thương hiệu.

Đánh bóng lại vỏ và dây đeo

Vỏ được tháo rời hoàn toàn và vỏ giữa, vành đồng hồ, nắp lưng và dây đeo được đánh bóng lại hoặc phủ lớp satin hoàn thiện như ban đầu. Những hoạt động bảo trì tỉ mỉ này đòi hỏi sự chăm sóc khéo léo tuyệt vời.

Lắp ráp vỏ

Sau khi được làm sạch và hoàn thiện, các bộ phận của vỏ được lắp lại và thay thế các tem niêm phong. Vỏ được kiểm tra đảm bảo độ chống thấm nước.

Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex-3

Vỏ được kiểm tra đảm bảo độ chống thấm nướcLắp vỏ cho bộ chuyển động

Bộ chuyển động – với mặt số và kim đã được trang bị lại – sẽ được lắp ráp vào vỏ sau khi thợ đồng hồ thực hiện kiểm tra nghiêm ngặt các yếu tố kỹ thuật và thẩm mỹ của tất cả các bộ phận này.

Kiểm tra độ chính xác

Sau khi lắp vỏ cho bộ chuyển động, thợ chế tác đồng hồ một lần nữa đo lường độ chính xác theo thời gian của bộ chuyển động và thực hiện mọi điều chỉnh cần thiết cuối cùng để đáp ứng yêu cầu của Rolex.

Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex-4

Kiểm tra độ chính xácKiểm tra độ chống thấm nước

Chiếc đồng hồ của bạn được kiểm tra áp suất dưới nước nhằm xác minh độ kín nước, và sau đó dây đeo được lắp ráp lại với vỏ.

Kiểm nghiệm cuối cùng

Chiếc đồng hồ của bạn hiện đã sẵn sàng cho hoạt động kiểm nghiệm cuối cùng, trong đó thợ chế tác đồng hồ đảm bảo đồng hồ hoạt động hoàn hảo cả về chức năng và thẩm mỹ.

Trao trả lại đồng hồ

Khi kết thúc quy trình dịch vụ, đồng hồ sẽ được trao trả lại cho bạn trong một túi bảo vệ và kèm theo dịch vụ bảo hành quốc tế trong vòng 2 năm cho các bộ phận thay thế và lao động.

Bảo dưỡng đồng hồ mất bao lâu?

Thời gian bảo dưỡng đồng hồ hãng Rolex mất bao nhiêu thời gian còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau. Đó là bảo dưỡng ở đâu và cần phải bảo dưỡng như thế nào. Thông thường, thời gian bảo dưỡng mất tối thiểu là 6 tuần. Đó là khoảng thời gian ngắn nhất để tốt nhất cho chiếc đồng hồ của bạn. Con số này có thể tăng lên tùy thuộc vào tình trạng của chiếc đồng hồ.

Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex-5

Thông thường, thời gian bảo dưỡng mất tối thiểu là 6 tuần.

Chi phí để bảo dưỡng đồng hồ chính hãng Rolex là bao nhiêu?

Đồng hồ Rolex là thương hiệu đồng hồ khá đắt đỏ và nổi tiếng bậc nhất trên thế giới. Để sở hữu được một chiếc đồng hồ Rolex chính hãng, bạn cần phải bỏ ra một khoản tiền không nhỏ. Điều này đồng nghĩa với việc chi phí bảo dưỡng của chúng cũng cần phải xứng đáng. Tuy nhiên, điều này còn phụ thuộc vào tình trạng chiếc đồng hồ của bạn.

Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex-6

Mức giá trung bình cho một lần bảo dưỡng đồng hồ Rolex giao động trong khoảng từ 600 – 800 EUR. Đối với những chiếc đồng hồ Rolex cổ, có cấu trúc phức tạp, cần phải dưỡng nhiều, mức giá sẽ trong khoảng 700 – 1000 EUR.

Ở đâu bảo dưỡng tốt nhất cho đồng hồ Rolex?

Có 2 địa điểm uy tín nhất để bạn có thể bảo dưỡng tốt nhất đồng hồ Rolex. Thứ nhất là Trung tâm dịch vụ Rolex – đây là địa chỉ bán lẻ được ủy quyền của Rolex. Hai là phải gửi trực tiếp đến hãng đồng hồ Rolex tại Thụy Sĩ. Tại Việt Nam, các Trung tâm dịch vụ của Rolex đang có ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh. Bạn nên lựa chọn địa chỉ phù hợp và tiện lợi nhất cho mình.

Những điều cần biết về bảo dưỡng đồng hồ Rolex-7

Nếu muốn sản phẩm đồng hồ Rolex của mình có tuổi thọ cao, sử dụng được trong một thời gian dài, bạn không thể không bảo dưỡng chúng.

Một lời khuyên chân thành cho bạn khi muốn bảo dưỡng chiếc đồng hồ của mình, hãy đến Trung tâm dịch vụ của Rolex. Chắc chắn, bạn sẽ được tận hưởng những dịch vụ tốt nhất. Trung tâm dịch vụ đồng hồ Rolex không đơn giản, thậm chí là có sự khác biệt rất lớn đối với những cửa hàng sửa chữa đồng hồ thông thường. Họ có những quy định nghiêm ngặt về việc bảo dưỡng và sửa chữa những chiếc đồng hồ Rolex của khách hàng.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...