Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ

Theo triết lý của người Nhật, vạn vật vốn dĩ là vô thường, mọi thứ đều có khuyết điểm, không có bất kỳ thứ gì là hoàn hảo tuyệt đối. Triết lý đó đã được người Nhật thể hiện qua phong cách nội thất Wabi Sabi.
Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ

Phong cách nội thất Wabi Sabi là gì?

Wabi sabi là nghệ thuật tìm kiếm vẻ đẹp trong sự không hoàn hảo, nó là sự kết hợp của wabi ( đơn giản và khiêm tốn) và sabi (thời gian trôi qua và vẻ đẹp của tuổi tác). Tôn vinh những gì cũ kỹ, phong hóa và không hoàn hảo, đây chính là cách sống thể hiện tình yêu đối với tất cả mọi thứ. Không giống như phong thủy, wabi-sabi không phải là một bộ quy tắc, mà là tư duy.

Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ

Wabi Sabi chính là phong cách nội thất chấp nhận sự nguyên bản của vạn vật trong cuộc sống.

Phong cách nội thất Wabi Sabi thể hiện triết lý mà người Nhật hướng tới. Luôn chấp nhận thực tại, luôn trân quý những vẻ đẹp không hoàn hảo. Dù bên ngoài có nét tàn phai nhưng bên trong luôn có một vẻ đẹp tiềm ẩn. Nội thất Wabi Sabi thể hiện được vẻ đẹp thô ráp, mộc mạc. Với phong cách này con người không hướng tới sự hoàn hảo mà hướng tới sự gọn nhẹ trong từng chi tiết với vẻ đẹp nguyên sơ, bất toàn.

Đặc điểm của phong cách nội thất Wabi Sabi

Tôn trọng cái cũ

Thay vì bối rối trước những món đồ nội thất cũ đã và vẫn còn sử dụng tốt tuy nhiên có nhiều vết xước, hãy coi trọng chúng vì bản chất không hoàn hảo của chúng. Những dấu hiệu đó kể một câu chuyện và đánh dấu thời gian trôi qua; Ý nghĩa như vậy sẽ không được tìm thấy trong một không gian với tất cả các món đồ mới toanh. Những vết nứt và sự không hoàn hảo là hiện thân của dòng thời gian và cách bạn yêu thương mọi thứ.

Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ-2

Bạn sẽ không tìm thấy trong căn hộ wabi sabi những món đồ được làm cho trông cũ kỹ một cách cố ý. Thay vào đó, vẻ đẹp của từng món đồ chính là sự thay đổi một cách tự nhiên của bản thân nó theo năm tháng. Người ta tin rằng mọi thứ chỉ đẹp theo cách thuận với tự nhiên. Với wabi-sabi, đó là tất cả về sự không hoàn hảo.

Đây cũng là triết lý quan trọng nhất. Thông thường, khi chúng ta thảo luận về việc thiết kế nội thất, ta sẽ nói về cách tạo không gian hoàn hảo hoặc chuyên nghiệp. Trong trường hợp này, ta hướng tới điều ngược lại, Wabi-sabi cố gắng để tìm ra vẻ đẹp trong những khuyết điểm hiện có. Với ý nghĩ đó, bạn có thể vui vẻ giữ lại vài món đồ đã cũ, như một cách thưởng thức “nghệ thuật”. Tuy nhiên, cần hiểu được sự khác biệt giữa việc nắm bắt bản chất của wabi-sabi và việc đánh mất thiết kế của bạn bởi mớ hỗn độn hàng ngày.

Chất liệu

Với những thiết kế của phong cách nội thất Wabi Sabi, chất liệu chính thường sử dụng là chất liệu hữu cơ, gần gũi với thiên nhiên. Phong cách này đã tối ưu, loại bỏ những công đoạn đánh bóng, làm đẹp. Chất liệu thường được sử dụng trong phong cách này là: gỗ mộc, kim loại thô, đá nguyên khối, thổ cẩm hoặc đất. Đây là những chất liệu có thể truyền thải thông điệp về chiều dài tiến hóa và lịch sử hình thành xã hội loài người theo thời gian.

Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ-3

Ưu tiên các lựa chọn tự nhiên như gỗ và đá.Kiểu dáng nguyên thủy

Về kiểu dáng của phong cách nội thất Wabi Sabi được thiết kế luôn giữ được hình dáng ban đầu. Có sự chỉnh sử, tuy nhiên vẫn giữ được nét đẹp tự nhiên, nguyên thủy của tạo hóa. Đó là điểm nổi bật của phong cách này, dựa theo quan điểm của người Nhật, các tác phẩm nghệ thuật phải giữ nguyên bản chất của nó, không nên làm mất tính chất của nó.

Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ-4

Đối với những người theo đuổi phong cách nội thất này thì giữ nguyên hình dáng ban đầu giống như khiến một tác phẩm nghệ thuật xuất sắc và tỏa sáng khi là chính bản thân nó.Màu sắc tự nhiên và nhẹ nhàng

Màu sắc trong phong cách này đều mang đậm vẻ đẹp chân thực nhất với những đường nét vô cùng tự nhiên bởi sử dụng những vật liệu thô mộc. Màu sắc của vật dụng cũng được giữ nguyên như ban đầu với các sắc độ không đều, mang đậm màu sắc ngẫu hứng từ tự nhiên. Vì vậy đây được xem là một tiêu chuẩn đặc biệt của Wabi Sabi mà không có phong cách nào có được.

Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ-5

Khi chọn màu sắc, hãy tìm cảm hứng từ thiên nhiên như màu của gỗ, màu của đất, mây tre, của cỏ cây hoa lá, sợi vải tự nhiên. Hãy trang trí không gian một cách thoải mái bằng những món đồ handmade sẽ tạo nên nét quyến rũ đặc biệt cho không gian.

Theo triết lý Wabi Sabi thì màu sắc rõ nét từ thế giới tự nhiên sẽ không làm mất đi nét tương phản hay tính thống nhất để tôn lên được sự nổi bật. Ngoài ra, với màu sắc của phong cách Wabi Sabi sẽ mang lại sự tĩnh lặng, bình yên trong tâm trí và tâm hồn người sử dụng.

Sự cân bằng

Khi thiết kế nội thất theo phong cách Wabi Sabi cần tạo được sự cân bằng giữa hữu cơ và thiên nhiên. Mọi sự vật đều không thể đoán trước được. Ví dụ: Cây có thể sinh trưởng cao hay thấp, thân phát triển to hay nhỏ, lá ít hay nhiều,… Những vấn đề này đều sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau như: đất, nước, đá, điều kiện sinh trưởng và phát triển...

Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ-6

Nội thất Wabi-sabi thiên về bố cục ghép nối, nơi chức năng là tâm điểm.

Do đó, phong cách Wabi Sabi chính là hướng tợi sự cân bằng, hài hòa, trong môi trường sống. Đây là một nguyên lý thiết kế quan trọng, giúp người nghệ sĩ luôn có những sáng tạo mới mẻ vả phong phú.

Tiết chế và loại bỏ sự lộn xộn

Đối với phong cách Wabi Sabi thì sự tiết chế chính là một trong các nguyên tắc cơ bản nhất. Có thể bạn cảm thấy thích thú với việc thêm những món đồ decor vào không gian nội thất một cách thường xuyên, tuy nhiên Wabi Sabi lại là loại bỏ tất cả những thứ không cần thiết. Bằng cách này, những món đồ thực sự quan trọng trở nên nổi bật. Đặc trưng của wabi-sabi là bạn không cần phải cố gắng để tạo nên một không gian sặc sỡ.

Phong cách Wabi Sabi - Vẻ đẹp tinh tế từ những chi tiết thô sơ-7

Sự tiết chế sẽ đem đến cho người dùng cảm giác sử dụng chân thực và được trải nghiệm những quy luật vô thường trong không gian. Thể hiện được không có gì là sự bất biến, trường tồn, vĩnh cửu.

Xem thêm

Chế độ ăn uống khoa học cho người đang tập nhảy

Chế độ ăn uống khoa học cho người đang tập nhảy

Hầu hết các lớp nhảy (mọi lứa tuổi) đòi hỏi rất nhiều năng lượng, sự tập trung và sức mạnh. Có một bữa ăn nhẹ tốt trước và sau khi tập thực sự có thể giúp giảm đau cơ, chuột rút, ổn định năng lượng, và khiến cơ thể thoải mái.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...