Sách hay - Rebecca - Áp lực phải đáp ứng bổn phận nữ giới

Trong cuốn tiểu thuyết Rebecca, vấn đề đáp ứng bổn phận của nữ giới được đặt ra một cách khắt khe và ám ảnh tới mức khốc liệt.
Sách hay - Rebecca - Áp lực phải đáp ứng bổn phận nữ giới

Được xuất bản năm 1938, ngay lập tức lọt vào danh sách bán chạy, và cho đến tận nay, Rebecca chưa từng bị đình bản. BBC đưa Rebecca vào danh sách 100 cuốn tiểu thuyết gây cảm hứng nhất và được Alfred Hitchcock chuyển thể sang màn ảnh rộng vào năm 1940, giành 2 giải Quả Cầu Vàng. Ấy vậy mà, các tác phẩm của tác giả du Maurier thường bị đóng khung trong những nhận định tương đối hạn hẹp như “tiểu thuyết đàn bà”, “lãng mạn tình ái”, “giải trí vô nghĩa”… Trái ngược với những đánh giá ấy, du Maurier đã cống hiến cho văn đàn thế giới một cuốn tiểu thuyết đầy ám ảnh về người phụ nữ.

sách hay về nữ giới Rebecca

Ảnh: Tiki

Khởi đầu theo ý định của chính tác giả, Rebecca là một nghiên cứu về sự ghen tuông. Trong cuốn sổ ghi chép về Rebecca năm 1991, du Maurier có viết về những ý tưởng sơ khai của mình như sau: “Một ngôi nhà đẹp đẽ… một người vợ đầu… ghen tuông… Tôi muốn xây dựng tính cách của người vợ đầu tiên trong tâm trí của người vợ thứ hai… Cho đến khi người vợ thứ hai bị ám ảnh ngày đêm…”. Nữ chính, một người bạn đồng hành được trả tiền, tháp tùng một quý bà người Mỹ giàu có đi nghỉ ở Monte Carlo, tình cờ quen biết quý ông người Anh góa vợ giàu có tên Maxim de Winter. Họ lấy nhau và chuyển về sống ở dinh thự Manderley, nơi mọi trắc trở bắt đầu.

Ngay từ đầu, trong thời gian quen biết và hẹn hò, nữ nhân vật chính luôn được khen là có cái tên đẹp, nhưng cho đến khi hơn 500 trang sách khép lại, độc giả vẫn không biết cô tên là gì. Căn cước định danh tối thiểu của một con người bị tác giả tước đi, và hẳn nhiên cả tuổi tác của cô gái nữa. Độc giả chỉ biết cô còn rất trẻ, bằng một nửa tuổi ông de Winter, và rằng cô ngây thơ, nhút nhát, không có chút kinh nghiệm cuộc sống.

Cô nhanh chóng rơi vào cơn say nắng với người đàn ông giàu có, lạnh lùng, khó lường và trở thành bà de Winter thứ hai. Cuốn tiểu thuyết mang tên Rebecca, tên của bà de Winter thứ nhất.

Du Maurier khéo léo dùng rất nhiều mô típ để tạo dựng nên tình thế căng thẳng về mặt tâm lý giữa người vợ thứ nhất và thứ hai. Nữ nhân vật chính được đưa về tòa dinh thự Manderley, nơi người người tụng ca về sự kỳ vỹ của nó, mà không hề biết điều gì chờ đợi mình. Manderley hiện diện không chỉ như một địa điểm sừng sững, mà còn là một thế lực tinh thần bị bao phủ bởi ký ức của người vợ đầu đã khuất.

Du Maurier đi vào những ngóc ngách tâm lý tinh vi khó lường của nữ giới mà hiếm có tác giả nào khai phá được: cái phức cảm thua kém và ghen tỵ của nữ giới, cái cảm giác mình vĩnh viễn không đạt tới được mặt sắc đẹp và cung cách được coi là chuẩn mực của một bà chủ nhà thanh lịch. Ở Rebecca, đáp ứng bổn phận nữ giới được đặt ra một cách khắt khe và ám ảnh tới mức khốc liệt. Nhưng sự tài tình của du Maurier lại nằm ở chỗ, bà khéo léo phá hủy cái thế đối sánh tưởng không bao giờ lật ngược kia, khi dần hé lộ, biết đâu, chính người vợ đầu Rebecca lại là một kẻ xảo trá, gian dâm và nổi loạn, chống đối với mọi chuẩn mực, khiến cho người chồng không thể chịu đựng nổi.

Chính ở đây, độc giả bắt gặp một tầng bậc diễn giải khác, Rebecca là một tiểu thuyết nữ quyền, thách thức lại cách nhìn truyền thống không chỉ về vai trò bổn phận áp đặt lên người nữ, mà còn muốn làm tan rã rồi dẫn đến sụp đổ mối quan hệ quyền lực mà người đàn ông (ở đây là chồng) áp đặt lên người phụ nữ (ở đây là vợ). Ngay từ đầu, Maxim de Winter đã hiện rõ là một người đàn ông của tôn ti trật tự. Không kiểm soát được sự giận dữ, gia trưởng, luôn yêu cầu vợ phải hành xử theo cách mà mình muốn, de Winter không chấp nhận dù hành vi nhỏ về sự tự cường của nữ giới. Luôn nắm giữ quyền lực tuyệt đối (đặc biệt là gia sản lớn, đi kèm địa vị xã hội), nữ nhân vật chính như nằm trong sự điều khiển của người chồng. Và ngay cả người vợ đầu cũng phải chịu đựng cả bạo lực do chính người chồng gây nên.

Thật khó để lý giải sức hút của tiểu thuyết Rebecca, nếu chỉ đơn thuần liệt nó vào loại văn chương giải trí đàn bà. Như là một tác phẩm viết lại và đối thoại với Jane Eyre của Charlotte Brontë có những tình tiết tương tự, Rebecca không chỉ là tiểu thuyết ghen tuông đàn bà, nó đẩy sự ghen tỵ lên mức ám ảnh; không đơn giản một chiều, nó khéo léo tạo ra những tiền giả định rồi chơi đùa với chúng trong tâm thức độc giả; không chỉ là tiểu thuyết tình ái, nó chất vấn về nam quyền và nữ quyền. Tâm lý, cân não, tình ái, nữ quyền, Rebecca là một sự hòa trộn đến kinh ngạc kỹ năng viết lách của tác giả bằng những thủ pháp xây dựng các nút thắt và mở đầy giật gân.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...