STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood

STUDIO A24 có phần “mờ nhạt” với đại chúng, nhưng không mùa Oscar nào lại không có phim của STUDIO A24 cạnh tranh quyết liệt với những ông lớn làng điện ảnh.
STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood

STUDIO A24 cái tên ghi được dấu ấn mạnh mẽ nhất

Trong vòng 10 năm qua, STUDIO A24 là cái tên luôn nổ lực để ghi được dấu ấn mạnh mẽ nhất cho ngành công nghiệp phim ảnh. Cùng những hãng phim nào đã tạo được dấu ấn khó quên nhất trên màn ảnh rộng trong vòng một thập kỷ qua? Là Netflix đã làm thay đổi cách công chúng thưởng thức điện ảnh? Là Walt Disney đã “thâu tóm” hàng loạt thương hiệu phim ảnh lớn nhỏ? Hay là Marvel Studio, thương hiệu bom tấn “tỷ đô”? 

Năm 2012, ba người bạn gồm Daniel Katz, David FenkelJohn Hodges mở một hãng phim nhỏ tại New York với tên gọiSTUDIO A24. Với tôn chỉ tập trung vào trải nghiệm của khán giả chứ không phải doanh thu, STUDIO A24 sẵn sàng chấp nhận bất kỳ ý tưởng nào dù là nhạy cảm và quái dị nhất. “Room”, “Moonlight”, “Lady Bird”, hay gần đây nhất là “Everything, Everywhere All At Once”,… A24 đã đem đến cho điện ảnh Hollywood vốn đang bị bão hòa bởi những bộ phim rập khuôn một “làn gió” sáng tạo bất tận. Các phim do STUDIO A24 phát hành cũng rất được lòng giới chuyên môn. Hơn 30 đề cử Oscar danh giá chính là sự công nhận của môn nghệ thuật thứ Bảy dành cho những nhà làm phim độc lập này.

Tháng 8 năm 2022 đánh đấu mười năm cái tên A24 xuất hiện trên bản đồ Hollywood. Những bộ phim đặc sắc nhất của hãng được đề cập sau đây hứa hẹn sẽ đem lại cho bạn trải nghiệm điện ảnh “độc nhất vô nhị”. Và ngoài những bộ phim này, bạn cũng không nên bỏ qua “Room” (2015) và “Lady Bird” (2017) – hai tác phẩm tâm lý xã hội được đánh giá rất cao của STUDIO A24.

Everything, Everywhere All At Once (2022) - Sản phẩm mới nhất của STUDIO A24

STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood ảnh 2

Một phụ nữ châu Á sống tại Mỹ phải chật vật xoay sở với cuộc sống tẻ nhạt, bất ngờ phát hiện ra mình có khả năng du hành qua đa vũ trụ. Từ đây, một cuộc hành trình xuyên qua các vũ trụ để giải cứu thế giới của cô bắt đầu. Điên rồ, hỗn loạn vượt ngoài sức tưởng tượng nhưng lại ngập tràn cảm xúc, đó là những gì mà “Everything, Everywhere All At Once” đem đến cho người xem. Mượn sự đồ sộ mà lộn xộn của vũ trụ để diễn giải về thế giới cảm xúc và những mối quan hệ của con người, bộ phim đã trở thành hiện tượng điện ảnh trong suốt mùa hè vừa qua. Từ giới chuyên môn cho đến đại chúng, từ những trang báo uy tín đến diễn đàn phim ảnh trên MXH, “Everything, Everywhere All At Once” như một cơn sóng càn quét tất cả, tái định nghĩa khái niệm “đa vũ trụ” theo cách độc đáo và chân thực nhất.

Uncut Gems (2019) - Một kịch bản súc tích của STUDIO A24

STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood ảnh 3

Howard Ratner là một tay buôn đá quý nghiện bài bạc và đang mắc nợ rất nhiều người. Howard cho rằng cuối cùng mình đã phát tài khi tìm thấy một viên đá mắt mèo quý hiếm. Tuy nhiên, gã liên tục vướng vào những rắc rối và xung đột do lòng tham của chính mình. Những tình tiết tiếp theo diễn ra với tiết tấu cực nhanh, một bầu không khí ồn ã và hỗn loạn khiến người xem luôn ở trong trạng thái quá tải thông tin và phải tập trung cao độ để nắm bắt tình hình. Cách kể chuyện độc đáo, lối dựng phim nhanh gọn cùng phần kịch bản súc tích đã tạo nên sự chân thực mà vẫn lộn xộn đầy mê hoặc cho “Uncut Gems”.

Moonlight (2016) - Cột mốc thế kỷ của dòng phim LGBTQ+ với 4 tượng vàng Oscar cho STUDIO A24 

STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood ảnh 4

Dịu dàng đến đau đớn, chân thực đến cùng cực là cảm xúc mà khán giả sẽ cảm nhận được khi xem “Moonlight”. Bộ phim theo chân Chiron – một người đồng tính nam da màu – từ khi thơ ấu đến lúc trưởng thành. Đó là hành trình kiếm tìm bản ngã đầy cô đơn và khắc nghiệt với sự kỳ thị, phân biệt đối xử, sự bạo hành cả về thể xác lẫn tinh thần. “Moonlight” không chỉ đem về cho STUDIO A24 bốn tượng vàng Oscar (bao gồm “Phim hay nhất”, vượt qua đối thủ nặng ký “La La Land”), mà nó còn là cột mốc thế kỷ của dòng phim LGBTQ+, là tác phẩm giúp hãng phim khẳng định tư duy nghệ thuật và sự dũng cảm vượt xa cả những “ông lớn” của làng điện ảnh.

Hereditary (2018) - Cú plot twist bùng nổ STUDIO A24 mang lại cho khán giả

STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood ảnh 5

Chuyện phim “Hereditary” theo chân gia đình Graham khi họ liên tiếp phải trải qua nỗi đau mất đi người thân yêu. Không có những màn hù dọa nhàm chán, phim gây nỗi kinh hãi cho người xem bằng việc dựng lên một mê cung đan cài giữa thực và ảo. Nhịp phim chậm nhưng luôn căng thẳng, cú plot twist bùng nổ khiến khán giả choáng ngợp,… “Hereditary” mở ra một hành trình tâm linh kì dị, nhằm khám phá hậu quả kinh hoàng, bắt nguồn từ những rạn nứt âm ỉ bên trong chính tổ ấm gia đình.

The Lobster (2015) - Tác phẩm châm biếm mới lạ của STUDIO A24 

STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood ảnh 6

“The Lobster” đưa người xem đến với một thế giới giả tưởng kỳ quặc: những người độc thân có 45 ngày để tìm một nửa đích thực của mình, nếu không sẽ bị hóa thành một con thú do họ tự chọn ban đầu. Cảnh sát kiểm tra chứng nhận kết hôn của mọi người, để được công nhận là cặp đôi hai người bắt buộc phải có điểm chung…. Vô số điều phi lý và hành động ngớ ngẩn được bày ra trong phim, nhằm phản ánh một cách châm biếm về những định kiến xã hội: việc có đôi thường được đề cao hơn là độc thân; cách người ta thường mặc định hai người yêu nhau thì phải có điểm chung,… Đây là một bộ phim đáng xem vì lối hài hước, châm biếm mới lạ và những suy nghĩ mà nó mở ra cho khán giả.

Under The Skin (2013) - STUDIO A24 buộc người xem phải tự tư duy

STUDIO A24 - hãng phim tuy nhỏ bé nhưng "làm nên chuyện" ở Hollywood ảnh 7

“Under The Skin” kể về cuộc đời lặp lại vô nghĩa của một người ngoài hành tinh bị giao nhiệm vụ lừa những gã đàn ông cả tin làm mồi cho một đội quân bí mật. Cốt truyện đơn giản nhưng lại rất khó theo dõi, do sự xuất hiện của nhiều hình ảnh phiếm chỉ với cách trình diễn thị giác kỳ lạ đến sởn gai ốc. Bộ phim buộc người xem phải tự tư duy, chắp vá, kết nối các hình ảnh để có thể hiểu hết thông điệp. Nó đi vào từng ngõ ngách tâm hồn họ để trả lời câu hỏi “Thế nào mới là đáng sống?”. Niềm vui, nỗi buồn, khoái cảm, dục vọng,…. trải dài trong một kiếp sống mong manh, “Under the skin” thực sự là một trải nghiệm điện ảnh kỳ dị nhưng rất đáng thử.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...