Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy

Tài tử Lee Jung-jae lập kỷ lục là nam diễn viên Hàn Quốc đầu tiên thắng hạng mục Nam diễn viên truyền hình chính kịch xuất sắc nhất tại lễ trao giải Emmy.
Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy

Lee Jung-jae cũng là diễn viên gốc Á duy nhất tính tới thời điểm này đạt được danh hiệu, vượt qua loạt tên tuổi diễn viên Anh-Mỹ nổi tiếng khác. Sự kiện không chỉ đưa Lee lên vị thế "ông hoàng" tại thị trường phim ảnh sôi nổi Hàn Quốc, mà còn là chất xúc tác để các văn nghệ sĩ gốc Á tiệm cận tính toàn cầu hóa của điện ảnh truyền hình thế giới.

Chiến thắng của Lee Jung-jae đã được dự báo từ khi anh lần lượt giành giải Quả cầu vàng, SAG cho vai diễn ông chú nghèo khổ theo đuổi vận may bằng trò chơi sinh tồn, trong series phim ăn khách bậc nhất năm 2021 - “Squid Game”. Không chỉ có lượt người xem trực tuyến kỷ lục trên Netflix, “Squid Game” còn tạo hiệu ứng truyền thông mạnh mẽ, kéo dài suốt nhiều tháng trời. Tất cả những điều này đã giữ được "lửa" cho bộ phim trên đấu trường gồm các series phim quen thuộc, danh giá khác. Tất nhiên,Lee Jung-jaengôi sao chính xuyên suốt “Squid Game”, cũng được "ăn may" dù nhân vật của anh không hoàn toàn là mẫu nhân vật tạo được cảm tình trọn vẹn từ công chúng.

Vai diễn đổi đời theo nhiều nghĩa của Lee Jung-jae trong "Squid Game"

Sự thiếu hoàn hảo của Seong Gi-hun, gã đàn ông trung niên tạm gọi là kẻ thất bại khi nợ nần chồng chất, không nuôi nổi mẹ già... dường như lại giúp Lee có "đất" thể hiện cảm xúc đa dạng hơn, tâm lý nhân vật được khắc họa có chiều sâu hơn. Một kẻ dường như đang ở dưới đáy xã hội bỗng được trao cơ hội "độc đạo" có một không hai, đột ngột từ kẻ khờ nhút nhát chỉ biết cờ bạc, lại vận dụng toàn bộ trí thông minh và sự lươn lẹo hòng trở thành kẻ sống sót cuối cùng.

Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy ảnh 2

Trước Lee Jung-jae, chỉ có một nam diễn viên gốc Hàn duy nhất được đề cử Emmy là Bowen Yang (Saturday Night Live). Ở bảng nữ, Sandra Oh là diễn viên gốc Hàn duy nhất nhận 4 đề cử Emmy nhưng chưa từng chiến thắng lần nào. Cả Bowen và Sandra đều hoạt động nghệ thuật tại Mỹ từ khá lâu, không như Lee Jung-jae vốn là ngôi sao bản địa tại Hàn. Điều gì khiến Emmy quyết định vinh danh Lee Jung-jae trong một tác phẩm mà yếu tố thương mại chiếm phần lớn như “Squid Game”? Phải chăng, sau hàng chục năm nỗ lực "leo rào", bức tường kiên cố kìm kẹp diễn viên da màu ở Mỹ đã sụp đổ?

Lee Jung-jae may mắn khi lớn lên trong kỷ nguyên vàng

Năm 1993, khi mới vừa 21 tuổi, và đang làm công việc thời vụ tại một quán cafe, Lee Jung-jae được nhà thiết kế Ha Yong-soo phát hiện ra và mời làm người mẫu ảnh. Lúc bấy giờ, với chiều cao 1m8, khuôn mặt góc cạnh, vẻ điển trai nam tính cùng làn da rám nắng của Lee Jung-jae thật sự giúp anh dễ dàng bước chân vào làng giải trí, khi đó chưa thật sự bùng nổ vẻ đẹp nữ tính hay “baby” như Leonardo DiCaprio và các thần tượng K-pop bây giờ. Rất mau chóng, Lee được mời thử vai trong các phim truyền hình và lần lượt xuất hiện trên màn ảnh.

Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy ảnh 3

Chia sẻ với tờ Esquire, Lee Jung-jae không giấu nỗi sợ trong những năm đầu sự nghiệp phim ảnh rất tình cờ của mình: “Tôi sợ phải đến trường quay, tôi không biết diễn, không biết làm gì... Nhưng tôi hiểu mình đang có những cơ hội lớn, và phải làm việc thật hiệu quả!”

Giai đoạn đầu thập niên 90, Hàn Quốc bắt đầu phát triển lĩnh vực phim ảnh và đầu tư rất mạnh nhân lực để làm sao biến phim ảnh trở thành một ngành công nghiệp thu bộn tiền cho xứ sở kim chi. Lee Jung-jae may mắn bước vào cuộc khởi đầu này và đã có được sự chú ý đầu tiên qua hai phim điện ảnh gai góc “An Affair” và “City of the Rising Sun”. Trong cả hai phim, Lee Jung-jae phô diễn toàn bộ những gì anh có theo đúng nghĩa đen: khỏa thân trong “An Affair” với vai diễn nhân tình của một phụ nữ đã có chồng; và kẻ lừa đảo du đãng, lưu manh và mánh khóe trong “City of the Rising Sun”.

Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy ảnh 4

Vai kẻ lừa đảo Hong-ki mang về cho Lee Jung-jae giải thưởng Rồng Xanh - Nam diễn viên chính xuất sắc nhất, trong khi bạn đồng diễn có nhiều thời lượng lên hình hơn là Jung Woo-sung lại kém may mắn hơn. Bù lại, tình bạn thâm giao của họ được gắn kết bằng công ty đồng sáng lập Artist Company hoạt động trong lĩnh vực giải trí. Trong 10 năm đỉnh cao sự nghiệp, Lee duy trì biểu tượng sắc lạnh trên màn ảnh rộng, kể cả với các phim tình cảm như “Il Mare” (2000) hay nóng bỏng như “The Housemaid” (2010). Điều này giúp Lee có chỗ đứng riêng dù mỗi năm làng giải trí xứ Hàn luôn xuất hiện các gương mặt trẻ sáng giá.

Lee Jung-jae bước vào “Trò chơi định mệnh” và những đêm mất ngủ

Squid Game” đến với Lee Jung-jae như một nước ngoặt lớn, bởi ngay từ đầu đạo diễn Hwang Dong-hyuk đã lựa chọn anh cho vai nam chính. Cả Hwang và Lee đều không thật sự nghĩ về kỳ tích mà phim đoạt được tính tới thời điểm này. Lần lượt bùng nổ hiệu ứng, “Squid Game” “hồi sinh” Lee Jung-jae ngoạn mục, đưa anh một bước thành sao quốc tế, xuất hiện dày đặc trên thảm đỏ các sự kiện phim ảnh danh giá hàng đầu nước Mỹ, nhận vô vàn lời đề nghị “béo bở”. Thế nhưng Lee không quá vội vàng, mà suy nghĩ tới việc… lần đầu làm phim cho chính mình và bạn thân Jung Woo-sung.

Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy ảnh 5

"Tôi phải có trách nhiệm với 'The Hunt', không thể vì dự án này mà hủy hoại đi sự nghiệp đóng phim 30 năm của mình!" - Lee nói về quá trình thực hiện phim đầu tay do anh đạo diễn, biên kịch và đóng chính. Bộ phim vừa chiếu giới thiệu ở Cannes hồi tháng 5. Lee Jung-jae cho biết việc một diễn viên chuyển hướng làm phim có thể gặp rủi ro rất lớn.

Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy ảnh 6

Ban đầu Lee Jung-jae chỉ muốn đứng vai trò sản xuất phim nhưng vì không tìm được đạo diễn phù hợp nên Lee đành chấp nhận vai trò chỉ đạo. Phản ứng của giới phê bình tạiCannes dành cho “The Hunt” không khả quan, và điều này khiến Lee suy nghĩ nhiều, thậm chí mất ngủ: "Tôi bay về nước, chỉnh sửa lại bộ phim bằng cách chọn những thông tin cần thiết, cho diễn viên thu lại thoại..." Trước đó, “The Hunt” bị đánh giá là mang tính địa phương khiến người xem ngoại quốc không hiểu yếu tố chính trị lẫn pháp luật rất khó xem. 

Trong khi đó, “The Hunt” bản gốc chiếu tại Hàn vào tháng 8 lại đứng đầu phòng vé với 40 triệu USD doanh thu và bản “director’s cut” sẽ chiếu ở LHP Toronto trước khi phát hành tại Bắc Mỹ vào tháng 12 tới. 

Tài tử Lee Jung-jae "ông hoàng" của điện ảnh Hàn quốc lấy giải Emmy ảnh 7

Bận rộn với “The Hunt”, Lee vẫn dành thời gian cho việc tham gia hai dự án phim truyền hình quan trọng: "The Acolyte" trong chuỗi bom tấn Star Wars; và "Ray" kể về tay sát thủ khét tiếng Ray Sun. Cả hai phim đều sẽ phát sóng trên nền tảng trực tuyến, hứa hẹn những màn hóa thân “bùng nổ” nữa của Lee.

Xem thêm

Thang Duy hiện là nữ diễn viên được nhắc đến nhiều nhất trong “Decision To Leave”

Thang Duy hiện là nữ diễn viên được nhắc đến nhiều nhất trong “Decision To Leave”

Thang Duy hiện là nữ diễn viên được nhắc đến nhiều nhất trên màn rộng với sự xuất hiện trong tác phẩm Hàn Quốc đạt giải “Đạo diễn xuất sắc nhất” tại LHP Cannes 2022 – “Decision To Leave”. Thế nhưng, trước khi chạm đến vinh quang một lần nữa như hiện tại, cô từng trải qua chuỗi ngày tăm tối vì bị đóng băng toàn bộ sự nghiệp tại chính quê hương mình.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...