Trending Sài Gòn mùa dịch Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe

Gác lại những tháng ngày bận rộn, dân Sài Gòn mỗi sáng chiều lướt chậm rãi trên phố bằng những chiếc xe đạp đủ mọi tầm giá. Bạn đã cập nhật xu hướng mới chưa?

Bước vào đợt giãn cách dài ngày, phòng gym đóng cửa, mọi người ở trong nhà quá lâu đến mức bí bách. Giữa cái khó như vậy, dân thành phố ló cái hay: Tậu một chiếc xe đạp, làm một vòng quanh khu nhà hoặc khắp thành phố, hạn chế tiếp xúc và nói chuyện trên đường, giúp rèn luyện sức khỏe mà vẫn giữ an toàn mùa dịch.

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 1

Ảnh: @zoeduong910.

Hội chị em đạp xe thưởng thức Sài Gòn sớm tinh mơ.

Những con đường vốn kẹt cứng mỗi buổi tan tầm, nay trở thành “cung đường” lý tưởng cho những “tay đua”. Điểm mặt gọi tên: ta có Phố đi bộ Nguyễn Huệ, khu Nhà thờ Đức Bà, những con phố trung tâm Quận 1, khu đô thị Sala Quận 2, đường ven sông Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm, cầu Sài Gòn, dọc hai bên Hoàng Sa - Trường Sa,...

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 2

Ảnh: @jibeos__

Người chơi hệ tay lái lụa nhưng trạng thái lại single.

Nếu buổi chiều chứng kiến sự xuất hiện đông đảo của các “cua-rơ”, thì buổi sáng còn gây ngỡ ngàng hơn khi không ít Gen Z vốn chỉ biết ngủ nướng đến trưa nay đã chịu ra đường vận động, hít hà tiết trời sương sớm. Xu hướng này lan rộng một cách âm thầm, ai cũng có thể “đu trend” giúp nâng cao thể lực, xứng đáng là một trào lưu lành mạnh cần nhân rộng.

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 3

Ảnh: @thanhtranttt.

Kiếm tí mồ hôi.

Ghi nhận nhanh tại các “điểm nóng” như cầu Thủ Thiêm, Hoàng Sa - Trường Sa, không khó bắt gặp các “biker” hì hục đạp từng vòng xe lăn bánh, mồ hôi đổ ướt hết áo nhưng tinh thần thì cứ gọi là không chê đâu được.

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 4

Ảnh: @minhhau.cando.

Anh Khải Hoàng, người đã bám dính chiếc xe đạp từ đầu mùa dịch, chia sẻ: “Mỗi sáng, mình làm một vòng lớn quanh Hoàng Sa - Trường Sa, sẵn ghé vô khu trung tâm, vòng quanh các tuyến đường rợp xanh của thành phố. Đạp gần 30 km mới “đã cái nư”, mới chịu về nhà, tinh thần vì thế mà cũng phấn chấn, buổi work from home hiệu quả hơn rất nhiều.”

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 5

Ảnh: @luel212.

Trong khi đó, chị Mai Thùy ôm ấp giấc mơ vòng eo con kiến, cho biết: “Mình tham gia bộ môn này từ nhiều năm trước, nhưng lúc trước chỉ dám chạy quanh khu gần nhà vì bên ngoài đường phố đông đúc. Bây giờ, mỗi buổi chiều được đánh một vòng khắp Sài Gòn, cảm giác thích thú lạ kỳ. Không chỉ giảm cân, mà đùi còn săn chắc hơn và eo cũng gọn lại.”

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 6

Ảnh: Kim Thư

Còn chị Kim Thư, thừa nhận mình “bị” dụ, trót “sa chân” vào con đường này: “Hôm trước thấy bạn bè đăng ảnh đạp xe, mình thấy thích thích nên mượn đạp thử, chụp ảnh đăng lên mạng cho vui. Nhưng không ngờ, đó là ngày thay đổi cuộc đời của mình, đạp được vài hôm mình bị cuồng chân, không thể ngừng được, vì thế đầu tư hẳn một chiếc xe tầm trung với giá hơn 5 triệu.”

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 7

Ảnh: Internet

Người có xe đạp sẵn ở nhà thì mang ra mà chạy, người chưa có thì sắm liền tay một “em”. Dân Sài Gòn đã không chơi thì thôi, chứ một khi đã chơi thì toàn chơi tới, chơi luôn. Xuống phố, rất dễ bắt gặp những mẫu xe cao cấp có giá thấp nhất từ 20 triệu đồng đến cả trăm triệu đồng, rich kid chính hiệu đội mũ bảo hiểm cũng có giá ngang ngửa một chiếc xe đạp tầm trung.

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 8

Ảnh: @fmg.asia.

Dù sao đi nữa, xu hướng đạp xe ngày giãn cách cũng mang lại rất nhiều điều tích cực, chẳng hạn được cơ hội sống chậm đi để quan sát phố phường, cảm nhận một Sài Gòn thật khác không ồn ào vội vã, giúp nâng cao thể lực và giữ gìn vóc dáng những ngày chỉ tích mỡ tăng cân, quan trọng nhất vẫn là không để tinh thần bị chùng xuống.

Trending Sài Gòn mùa dịch: Đeo khẩu trang, đạp xe, nâng cao sức khỏe - 9

Ảnh: @vievelo.

Một người đạp xe, giới thiệu cho nhiều người đạp cùng, người nổi tiếng cũng xuống phố đạp xe giúp phong trào được nhanh nhân rộng. Hy vọng đây không chỉ là trào lưu nhất thời mà được duy trì bền vững. Những ngày này, khi xuống phố bạn nhớ đảm bảo quy tắc 5K của Bộ Y tế, đeo khẩu trang, không tụ tập và hạn chế nói chuyện khi đạp xe nhé.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...