Viettel chia sẻ dung lượng kết nối Internet quốc tế cho VNPT

Tập đoàn Viettel đã chia sẻ dung lượng 100Gbps để hỗ trợ cho VNPT kể từ hôm 11/2/2023.

Được biết, hoạt động này nhằm hưởng ứng chỉ đạo của Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) về việc khuyến khích các doanh nghiệp Viễn thông còn dung lượng sẽ san sẻ kết nối đi quốc tế cho doanh nghiệp thiếu nhằm đảm bảo chất lượng dịch vụ. Đây cũng là lần đầu tiên Bộ TT&TT quyết liệt chỉ đạo các doanh nghiệp mở ứng cứu hỗ trợ nhau băng thông đất liền, đặt lợi ích của người dùng Internet Việt Nam nói chung lên trên hết.

Trung tâm vận hành khai thác toàn cầu Viettel chịu trách nhiệm vận hành và bảo đảm chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ tại Việt Nam và 10 thị trường nước ngoài.
Trung tâm vận hành khai thác toàn cầu Viettel chịu trách nhiệm vận hành và bảo đảm chất lượng mạng, chất lượng dịch vụ tại Việt Nam và 10 thị trường nước ngoài

Là một trong những doanh nghiệp có hạ tầng viễn thông lớn và hiện đại nhất Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) sở hữu bốn tuyến cáp quang biển và hai hướng cáp đất liền kết nối quốc tế. Khi cáp quang biển gặp sự cố, Viettel còn tuyến AAE-1 hướng đi Singapore và tuyến IA hướng đi Hong Kong (chỉ có Viettel khai thác từ trước đến nay).

Theo đó, Viettel đã dành một nhánh trong hai tuyến này để hỗ trợ VNPT mở rộng thêm 100Gbps trong thời gian VNPT đàm phán chưa xong việc mở thêm dung lượng cáp đất liền. Theo kế hoạch, vào đầu tuần tới, VNPT sẽ mở rộng thêm được dung lượng kết nối quốc tế, sau khi hoàn thành thủ tục với đối tác quốc tế.

Được biết, để đảm bảo tốc độ tăng trưởng băng thông hàng năm và dự phòng số lượng tuyến cáp quang biển thường xuyên đứt, Viettel triển khai thêm bốn tuyến cáp biển từ nay đến năm 2030. Trong đó, tuyến ADC đã hoàn thành triển khai cập bờ và dự kiến đưa vào hoạt động trong năm nay. Tuyến cáp này tăng thêm 18Tbps, giúp tăng gấp ba dung lượng so với hiện tại (dung lượng kết nối quốc tế của Viettel hiện gần 9Tbps).

Bên cạnh đó, Viettel luôn dự phòng 40% dung lượng đi quốc tế để sẵn sàng cho các tình huống đứt cáp, tránh ảnh hưởng đến trải nghiệm dịch vụ của khách hàng. Khi có hiện tượng cao tải, các hệ thống công nghệ thông tin do nhân sự của tập đoàn xây dựng sẽ tự động cân bằng tải, định tuyến và điều tiết dung lượng trên những hướng cáp biển còn lại và cáp đất liền.

Nhìn vào những lần trước đây có thể thấy, quá trình sửa chữa cáp quang biển vô cùng phức tạp, và phải xin cấp phép ra vào địa phận các quốc gia cáp đi qua. Vì thế, thường chỉ có 3/5 tuyến cáp biển hoạt động đồng thời. Đó cũng là lý do Viettel luôn duy trì tối thiểu 40% dung lượng kết nối quốc tế để dự phòng bảo đảm chất lượng dịch vụ cho khách hàng.

Trước sự cố về cáp quang biển, các dịch vụ của Viettel về cơ bản vẫn được đảm bảo ngay cả khung giờ cao điểm.
Trước sự cố về cáp quang biển, các dịch vụ của Viettel về cơ bản vẫn được đảm bảo ngay cả khung giờ cao điểm

Đại diện của Viettel cho biết, trước sự cố này, các dịch vụ của Viettel về cơ bản vẫn được bảo đảm ngay cả khung giờ cao điểm. Đặc biệt, nhóm khách hàng kênh thuê riêng, data 3G và 4G không bị ảnh hưởng do đã được cấu hình ưu tiên từ trước. Ngay khi sự cố xảy ra, Viettel đã đầu tư bổ sung thêm 30% dung lượng đường truyền quốc tế với đối tác để đẩy nhanh tiến độ khôi phục các tuyến cáp biển.

Theo dự kiến, tuyến cáp APG sẽ là tuyến cáp được khôi phục đầu tiên trong tháng 3/2023, giúp khôi phục 25% dung lượng kết nối quốc tế cho Viettel.

Viettel ra mắt Tổng công ty sản xuất thiết bị, hướng tới tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Xem thêm

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...