Vingroup khởi công nhà máy sản xuất pin VinES

Tập đoàn Vingroup đã chính thức khởi công Nhà máy Sản xuất Pin VinES tại khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh). Đây là hoạt động quan trọng trong chiến lược tự chủ sản xuất pin của VinFast, đảm bảo nguồn cung đa dạng, đạt chuẩn quốc tế.
Vingroup khởi công nhà máy sản xuất pin VinES

QUY MÔ NHÀ MÁY SẢN XUẤT PIN VINES

Nhà máy Sản xuất Pin VinES sẽ cung cấp pin Lithium dành cho các dòng xe ô tô điện và bus điện của VinFast. Trong giai đoạn 1, nhà máy sẽ được triển khai xây dựng với quy mô 8ha và tổng vốn đầu tư hơn 4.000 tỷ đồng. Toàn bộ hạ tầng của nhà máy gồm các phân xưởng đúc linh kiện, hàn tổ hợp và đóng gói (pack pin) sẽ được xây dựng nhằm đảm bảo đạt công suất 100.000 pack pin/năm. Giai đoạn 2 nhà máy sẽ được mở rộng để sản xuất các tế bào pin và nâng cao công suất tới 1 triệu Pack pin/năm.

Với mức độ tự động cao trên 80%, đây sẽ là nhà máy sản xuất pin đầu tiên và hiện đại nhất Việt Nam, sử dụng các công nghệ tiên tiến hàng đầu theo tiêu chuẩn của Mỹ và châu Âu. Bên cạnh đó, Vingroup cũng đang hợp tác với các đối tác chiến lược là những tên tuổi hàng đầu thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu công nghệ tiên phong để sản xuất pin xe.

Phát biểu tại lễ khởi công, Ông Nguyễn Việt Quang, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup nhấn mạnh: “Việc nghiên cứu xây dựng một nhà máy sản xuất pin tại Khu kinh tế Vũng Áng là một trong các nỗ lực nhằm thiết lập hệ sinh thái năng lượng sạch, góp phần nội địa hóa nguồn cung của VinFast. Chúng tôi đã và đang đẩy mạnh hợp tác với nhiều đối tác uy tín trên thế giới như Mỹ, Israel, Đài Loan, Trung Quốc… để nghiên cứu phát triển và ứng dụng các công nghệ pin tiên tiến nhất như sạc siêu nhanh, pin 100% thể rắn…”.

Vingroup khởi công nhà máy sản xuất pin VinES ảnh 2

Việc xây dựng Nhà máy Sản xuất Pin VinES cũng đánh dấu bước đi quan trọng trong việc thực hiện chiến lược pin “3 chân kiềng” của Vingroup: mua pin từ các nhà sản xuất tốt nhất thế giới; hợp tác với các đối tác để sản xuất các pin tốt nhất thế giới; tự nghiên cứu, phát triển sản xuất pin.

CHIẾN LƯỢC VỚI MỤC TIÊU TOÀN CẦU

Đây là chiến lược then chốt giúp VinFast nhanh chóng hiện thực hóa mục tiêu trở thành hãng xe điện thông minh toàn cầu. Việc tự chủ sản xuất pin sẽ đảm bảo cung cấp nhiều loại pin đa dạng, phù hợp cho từng dòng xe điện VinFast, đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu pin của thị trường xe điện trong nước và quốc tế. Điều này đặc biệt quan trọng khi mới đây, hãng xe Việt đã giới thiệu hai mẫu xe điện VF e35 và VF e36 tại Los Angeles Auto Show vào ngày 18/11 vừa qua, đánh dấu cột mốc chính thức đưa VinFast đặt chân vào thị trường quốc tế.

Bà Thái Thị Thanh Hải, Phó Chủ tịch Tập đoàn kiêm Phó Chủ tịch Hội đồng thành viên VinFast cho biết: “Xây dựng nhà máy sản xuất pin nằm trong chiến lược nội địa hoá của VinFast. Việc này không chỉ giúp VinFast tự chủ về nguồn cung pin - linh kiện chủ chốt của xe điện, mà còn giúp VinFast luôn đi đầu về công nghệ pin mới, cung cấp sản phẩm chất lượng cao với giá hợp lý cho khách hàng, thúc đẩy cuộc cách mạng xe điện toàn cầu”.

Dự kiến khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút hàng nghìn lao động trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy phát triển lĩnh vực sản xuất - công nghiệp của tỉnh Hà Tĩnh.

Xem thêm

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình

"Visual Merchandiser" - Những nghệ sĩ vô hình

Đừng chỉ nhìn vào mỗi ô cửa kính của mỗi Boutique hay một store và nghĩ rằng đơn giản. Thực tế đằng sau đó là cả một câu chuyện phức tạp về marketing cũng như những quy tắc trưng bày và thiết kế khắt khe.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...