21 nhà thiết kế tôn vinh văn hóa Việt trên áo dài

Các nhà thiết kế giới thiệu bộ sưu tập áo dài lụa in hình ảnh danh thắng Việt, tại lễ hội ở TP HCM.

Tôn vinh văn hóa Việt trên áo dài

Lễ hội Áo dài TP HCM 2023 diễn ra từ ngày 3 đến 5/2 trên phố đi bộ Nguyễn Huệ, thu hút 21 nhà mốt khắp ba miền Bắc, Trung, Nam.

Nhà thiết kế Viết Bảo giới thiệu bộ sưu tập cảm hứng cố đô Huế, khắc họa hình ảnh các công trình kiến trúc triều Nguyễn. Tranh in trên tà áo đều là tác phẩm có bản quyền của nhóm Urban Sketchers Hanoi, được in bằng phương pháp kỹ thuật số. Người mẫu diện thiết kế kèm quần lụa trắng, đeo kiềng bạc với trang sức tóc là những chiếc nón lá nhỏ cách điệu.

Văn hóa Việt trên áo dài
Một số thiết kế trong bộ sưu tập áo dài của Đặng Quốc Viết Bảo, ra mắt hôm 5/3. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhà thiết kế Trung Đinh đưa hình ảnh Chợ nổi Cái Răng (Cần Thơ), rừng tràm Trà Sư (An Giang), sông Sài Gòn (TP HCM), cầu Vàng (Đà Nẵng), Chùa Cầu (Hội An), Hồ Gươm (Hà Nội), ruộng bậc thang (Tây Bắc)... lên áo dài qua bộ sưu tập Non nước Việt Nam. Anh phát huy thế mạnh khi dùng chất liệu lụa, nhuộm ombre (kỹ thuật nhuộm loang và chuyển màu thủ công để tạo nên chất liệu mới) và vẽ thủ công.

Thư Đình diễn áo dài Brian Võ
Thư Đình diễn áo dài Brian Võ

Hình ảnh TP HCM giàu sức sống, hiện đại là cảm hứng để Việt Hùng, Đỗ Trịnh Hoài Nam, Trisha Võ lần lượt thực hiện các bộ sưu tập Thành phố đi lên, đất lành chim đậu, Áo dài trên sông Sài Gòn, Sài Gòn ơi. Ngoài ra, họa tiết hoa sen, chim phượng hoàng được nhiều nhà thiết kế lựa chọn. Ban tổ chức đầu tư sân khấu với các đạo cụ như hoa, lúa, màn hình led nhằm tăng hiệu ứng thị giác cho người xem.

Ngọc Châu diễn áo dài của Trung Đinh
Ngọc Châu diễn áo dài của Trung Đinh

Nhà thiết kế Brian Võ sáu năm liên tiếp tham dự lễ hội, giữ nguyên cảm xúc hân hoan. Anh nói: "Tôi tự hào đã đóng góp một phần nhỏ trong việc đưa áo dài đến bạn bè quốc tế, giữ gìn văn hóa dân tộc". Còn Trung Đinh muốn lan tỏa thông điệp người Việt dùng lụa Việt, gìn giữ, phát huy các làng nghề truyền thống. "Tôi còn muốn truyền nghề cho các nhà thiết kế trẻ, sinh viên ngành thời trang về mảng vẽ lên lụa và nhuộm lụa", anh nói.

Gần 500 người mẫu chuyên nghiệp lẫn không chuyên tham gia trình diễn. Hoa hậu H'Hen Niê không may trang phục mới, mặc lại thiết kế cũ, thể hiện sự gần gũi, giá trị bền vững của áo dài. Hoa hậu Ngọc Châu nói: "Với tôi, áo dài không chỉ đơn thuần là trang phục mà còn mang vẻ đẹp của văn hóa, con người Việt Nam".

034-Aodai-TRUNG-DINH-KC-team-j-9541-7811-1678119422.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=Xs4M7cTOibDYVVcqtc4FxA
Nam Em trình diễn áo dài họa tiết thắng cảnh Việt Nam của nhà thiết kế Trung Đinh. Ảnh: Kiếng Cận

Tối 3/3, nhà thiết kế điếc bẩm sinh Vũ Huy - học trò của Sĩ Hoàng - giới thiệu bộ sưu tập Hoa đồng cỏ nội, có sự góp mặt của đội văn nghệ Trường mù Nguyễn Đình Chiểu.

Lễ hội Áo dài TP HCM diễn ra thường niên từ năm 2014, giới thiệu, quảng bá nét đặc sắc của áo dài đến bạn bè quốc tế. Sự kiện lần chín có chủ đề Tôi yêu áo dài Việt Nam, do Sở Du lịch TP HCM phối hợp Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam TP HCM tổ chức, nhân kỷ niệm 113 năm Ngày Quốc tế phụ nữ (8/3) và 1.983 năm khởi nghĩa Hai Bà Trưng.

Có thể bạn quan tâm