Cùng hưởng ứng chương trình “Thu gom quần áo cũ” của H&M nhé!

Thay vì bỏ phí những sản phẩm quần áo đã không còn được dùng đến, H&M khuyến khích khách hàng cố gắng tái chế sản phẩm nhiều nhất có thể.
Cùng hưởng ứng chương trình “Thu gom quần áo cũ” của H&M nhé!

I: CO (viết tắt của I: Collect), tổ chức điều hành chương trình “Thu Gom Quần Áo Cũ” của H&M trên toàn cầu sẽ tiến hành phân loại tất cả mặt hàng dệt may và giày dép đã qua sử dụng thành ba loại phù hợp với hệ thống phân cấp chất thải của EU:

  1. Mặc lại- quần áo vẫn có khả năng đáp ứng điều kiện sử dụng sẽ được bán trên thị trường như những sản phẩm second-hand.
  2. Tái sử dụng - quần áo và hàng dệt may cũ được biến thành các sản phẩmsử dụng cho mục đích khác.
  3. Recycle - phần hàng dệt còn lại sẽ được tái chếvà biến thành các vật liệu khác.

H&M Group đang nỗ lực không ngừng để tăng số lượng sản phẩm được tái sử dụng hoặc tái chế thông qua những sáng kiến đổi mới và đầu tư vào công nghệ xanh. Khi công nghệ này được phổ biến rộng rãi hơn, H&M sẽ có thể tạo ra nhiều sản phẩm từ chất thải được thu gom. Mục tiêu của thương hiệu là sử dụng 100% vật liệu tái chế hoặc các vật liệu có nguồn gốc bền vững vào năm 2030, thông qua sự đổi mới, H&M có kế hoạch và hy vọng sẽ đạt được sự tuần hoàn đầy đủ vào đúng thời điểm để bắt đầu một chuỗi cung ứng, sản xuất thời trang mới ít gây hại cho môi trường.

Với chương trình “Thu Gom Quần Áo Cũ” tại tất cả các cửa hàng H&M, thương hiệu mong muốn việc tái chế quần áo sẽ trở nên dễ dàng hơn với khách hàng. H&M cam kết mỗi sản phẩm quần áo không còn dùng đến khi được gửi cho hãng sẽ được xử lý một cách có trách nhiệm nhất bởi “Với H&M, vứt bỏ quần áo chưa bao giờ là một lựa chọn”.

Dọn dẹp tủ quần áo và bỏ đi những chiếc áo len đã mỏng, chiếc áo khoác bị rách, chiếc quần jeans đã sờn hay những bộ đồ không còn vừa vặn là một thói quen tốt. Tuy nhiên, sau khi được thanh lọc, những bộ quần áo không thể mặc tiếp hay thậm chí bạn còn chưa từng mặc sẽ được gửi đi đâu? Phần đông khách hàng có thể lựa chọn quyên góp cho các quỹ từ thiện và gửi tặng cho những người cần quần áo hơn, tuy nhiên không phải tất cả các sản phẩm đều có thể phù hợp cho công việc từ thiện. Loại bỏ quần áo có trách nhiệm là một việc làm đòi hỏi nỗ lực và cả sự kết hợp của nhiều bên với mong muốn những sản phẩm quần áo nói riêng và hàng dệt may nói chung có thể hạn chế bị thải ra ngoài môi trường và theo đó mất rất nhiều năm để phân hủy.

Cùng hưởng ứng chương trình “Thu gom quần áo cũ” của H&M nhé! ảnh 2

Như vậy, H&M sẽ tận dụng cơ hội trao cho những bộ quần áo cũ (bất kể thương hiệu hay tình trạng) một cuộc sống mới. Những chiếc áo thun bạc màu, chiếc quần cạp trễ lỗi mốt và chiếc váy yếm không còn vừa vặn… tất cả đều được tái sinh với chương trình “Thu Gom Quần Áo Cũ” tại H&M.

Trong năm 2020 và 2021, H&M đã thu gom hơn 30,000 tấn quần áo và hàng dệt may cũ của khách hàng. Chương trình “Thu Gom Quần Áo Cũ” được bắt đầu tại hệ thống cửa hàng H&M Thụy Sĩ vào năm 2012 và tiếp tục được nhân rộng trên toàn cầu vào năm 2013. Tại Việt Nam, chương trình này cũng được khởi xướng từ năm 2018, đồng thời khách hàng tham gia sẽ được tặng 1 phiếu giảm giá 15% trên một sản phẩm cho lần mua hàng tiếp theo, thay cho lời cảm ơn và khuyến khích những hành động tích cực. Sau hơn 4 năm đồng hành cùng khách hàng Việt Nam trong hành trình thời trang bền vững, H&M đã thu gom được hơn 100 tấn đồ cũ.

Bên cạnh hệ thống thùng “Thu Gom Quần Áo Cũ” được đặt tại mỗi cửa hàng, hằng năm H&M Việt Nam vẫntổ chức những chuyến xe đi đến các trường học tại tp.Hồ Chí Minh và Hà Nội để trực tiếp thu gom đồng thời chia sẻ nhiều hơn về thói quen và hình thức tái sử dụng trang phục. Năm 2022, chuyến xe này sẽ ghé thăm trường Đại học Mở tp.Hồ Chí Minh, trường đại học Tôn Đức Thắng tp.Hồ Chí Minh và trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân Hà Nội.

Xem thêm

Khi Upcycling - "Thời trang tái chế" - lên ngôi

Khi Upcycling - "Thời trang tái chế" - lên ngôi

Khi Miu Miu ra mắt bộ sưu tập “Upcycled” với hơn 80 thiết kế tạo nên từ những bộ trang phục cũ từ chính nhà mốt này cũng là lúc giới mộ điệu nhận định tái chế sáng tạo không chỉ dừng lại ở một định nghĩa, mà trở thành xu hướng của công nghiệp thời trang.
Patagonia - ông vua của "thời trang tái chế"

Patagonia - ông vua của "thời trang tái chế"

Cụm từ ‘ tái chế’ đang là một chủ đề ‘ nóng ‘ trong giới thời trang. Và Patagonia là thương hiệu thời trang nổi bật trong lĩnh vực quần áo tái chế, biến phế phẩm là quần áo rác thải trở thành sản phẩm thương mại độc đáo.

Có thể bạn quan tâm

Nhiều trung tâm thương mại triển khai các chương trình giảm giá lớn cuối năm nhằm thu hút người tiêu dùng

Ngành hàng xa xỉ đối mặt với một mùa mua sắm ảm đạm

Thời gian gần đây, đã có những lo ngại một mùa mua sắm Giáng sinh ảm đảm, có nguy cơ dẫn đến tình trạng dư thừa hàng tồn kho khiến kéo các thương hiệu và nhà bán lẻ rơi vào vòng xoáy giảm giá và làm giảm giá trị hình ảnh của họ…

Volkswagen Beetle: Hoài niệm một thương hiệu

Volkswagen Beetle: Hoài niệm một thương hiệu

Với hình dáng “kỳ quặc”, Volkswagen Beetle được những người mê xe yêu thích qua nhiều thế hệ. Di sản của “bọ cánh cứng” để lại là không thể phủ nhận và nhiều người đã từng rất đau lòng khi nghe thông tin ngừng sản xuất Beetle vĩnh viễn...