Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng đến ngành công nghiệp thời trang như thế nào?

Khủng hoảng từ dịch Covid-19 đã thúc đẩy sự thay đổi mang tính bước ngoặt của ngành thời trang thế giới trong 2 năm trở lại đây.

Đại dịch Covid-19 đã gây ảnh hưởng tiêu cực tới hầu hết mọi ngành nghề, lĩnh vực; cho dù đó là áp lực chưa từng có đối với các dịch vụ y tế, hay ngành kinh doanh bán lẻ không thiết yếu buộc phải đóng cửa, siêu thị cần thay đổi kế hoạch dữ trữ, phân bố giờ gian mở cửa để tránh tình trạng “vỡ trận” … Tất nhiên, ngành công nghiệp thời trang cũng không phải ngoại lệ.

Mặc dù được coi là “phù phiếm” - nếu để so sánh trực tiếp với những dịch vụ tuyến đầu đang đấu tranh để bảo vệ và chăm sóc sức khoẻ cho người dân - nhưng ngành công nghiệp thời trang lại đóng một vai trò không nhỏ đối với tài chính kinh tế; bên cạnh đó được coi như một thánh địa thu hút sức sáng tạo của thế hệ trẻ ngày nay.

Sự suy thoái của ngành thời trang chắc chắn sẽ có tác động nghiêm trọng đối với kinh tế toàn cầu, cùng với đó là những ảnh hưởng kéo theo khiến hàng triệu nghệ sĩ, nhà thiết kế, thợ may, nhân viên bán hàng …. phải đối mặt với “cú sốc” thất nghiệp.

Mặc dù một số nơi đã nới lỏng hạn chế, dần mở cửa trở lại, thì vẫn còn những quốc gia đang phải kéo dài lệnh giãn cách và vật lộn để có thể đưa nền kinh tế quay trở lại… khiến “số phận” của ngành công nghiệp thời trang vẫn như đang “ngàn cân treo sợi tóc”. Từ khả năng của một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại Bangladesh, vô số thương hiệu đứng trước bờ vực phá sản cho đến phương án công nghệ hoá tuần lễ thời trang, đây chính là thực tế mà ngành công nghiệp thời trang đang phải nỗ lực để thích nghi với cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra.

Tín đồ thời trang xếp hàng mua sắm ngay sau khi lệnh giãn cách được nới lỏng

Người dùng trên mạng XH tại Pháp đã đăng tải trên Twitter vào năm ngoái những video và hình ảnh người mua hàng đang xếp hàng bên ngoài các cửa hàng Zara và Louis Vuitton vài giờ sau khi quy định giãn cách xã hội trong suốt 8 tuần được dỡ bỏ.

Tại Hàn Quốc, ngay sau khi Chanel tuyên bố sẽ sớm tăng giá các sản phẩm hàng xa xỉ, thì những “shopper” sành điệu đã phải vội vã “đặt gạch” ở trước các cửa hàng flagship store của hãng trong nhiều giờ đồng hồ.

Nhiều ý kiến đã bày tỏ sự thất vọng trước cảnh tượng “người người, nhà nhà” quay trở lại với những dãy quần áo và quầy thu ngân quá sớm, khi mà khả năng của một làn sóng nhiễm bệnh mới có thể bùng phát bất cứ lúc nào.

Người mua sắm đồ xa xỉ

Cuộc khủng hoảng may mặc tại Bangladesh

Theo báo cáo từ tạp chí Forbes, do ảnh hưởng của dịch bệnh khiến công việc kinh doanh buộc phải đóng cửa, các thương hiệu thời trang phương Tây đã huỷ bỏ 2,8 tỷ USD đơn hàng từ các nhà cung cấp tại Bangladesh - có khả năng dẫn đến một cuộc khủng hoảng nhân đạo tại đất nước có nền kinh tế phục thuộc lớn vào ngành công nghiệp may mặc.

Ít nhất 1,2 triệu công nhân ở Bangladesh được cho là chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi việc huỷ đơn hàng, và trong số hàng nghìn nhà máy mất hợp đồng thì có đến 72,4% cho biết họ không thể hỗ trợ lương cho nhân viên bị sa thải tạm thời và 80,4% nói rằng họ cũng không thể trả trợ cấp cho nhân viên biên chế.

Tuy nhiên, các nhà hoạt động nhân đạo đã kêu gọi thành công các công ty fast fashion lớn như H&M, Gap, hay Inditex để thực hiện một biện pháp bồi thường và giúp đỡ các nhà cung cấp trong thời gian nay.

Các thương hiệu hàng đầu “vào cuộc”

Bất chấp các tác động sâu rộng của Covid-19 đối với thị trường hàng xa xỉ trên toàn cầu, các nhà mốt lớn đã đẩy mạnh phong trào quyên góp, hỗ trợ trong thời điểm khủng hoảng.

“Tất cả chúng ta cần phải đáp lại những lời kêu gọi của cộng đồng toàn cầu để chung tay giúp sức cùng đối phó với đại dịch nguy hiểm này,” Chủ tịch Quỹ Tiffany & Co, Anisa Kamadoli Costa, chia sẻ trong một tuyên bố quyên góp 75 nghìn USD cho Quỹ phản ứng đoàn kết chống Covid-19 của WHO, 250 nghìn USD cho Quỹ phản ứng & hành động của Quỹ tín thác cộng đồng New York. Tiffany & Co cũng cho biết, họ sẽ kết hợp cùng với các đóng góp của nhân viên công ty tới bất kỳ tổ chức phi lợi nhuận nào đủ điều kiện để hỗ trợ cho đại dịch Covid-19.

Tâp đoàn hàng xa xỉ hàng đầu thế giới, LVMH, đã quyên góp 2,2 triệu USD cho Hội chữ thập đỏ Trung Quốc và sau đó nhanh chóng cải tổ các nhà máy sản xuất nước hoa để bắt đầu dây chuyền sản xuất gel kháng khuẩn cùng 40 triệu khẩu trang y tế cho thế giới.

Đối thủ của LVMH, tập đoàn Kering, cũng quyên góp cho Hội chữ thập đỏ Hồ Bắc (Trung Quốc) và các bệnh viện lớn nhất tại Ý. Họ cũng cùng LVMH tham gia chương trình sản xuất khẩu trang y tế miễn phí cho cộng đồng.

Các nhà điều hành của Prada đã cho xây dựng các đơn vị cấp cứu và hồi sức nhằm hỗ trợ cho 3 bệnh viện ở Milan - cũng là “quê hương” của thương hiệu.

Dolce & Gabbana đã tài trợ cho sự dự án nghiên cứu phát triển phương pháp điều trị Covid-19 tại Đại học Humanitas. “Chúng tôi cảm thấy mình cần phải làm điều gì đó để chung tay chiến đấu chống lại Covid-19, virus có bắt nguồn từ Trung Quốc nhưng đang đe doạ cả nhân loại,” Domenico Dolce và Stefano Gabbana cho biết.

Lacoste, cùng với hàng trăm nhân viên của mình đã tình nguyện sản xuất 145.000 khẩu trang vải và áo choàng y tế để dành tặng cho các bệnh viện địa phương.

Moncler đã quyên góp để hỗ trợ xây dựng một bệnh viện dã chiến tại Ý. Khoản quyên góp 10 triệu USD sẽ dùng để xây dựng 400 đơn vị chăm sóc đặc biệt. Versace, Giorgio Armani, Maison Valentino … cũng đã đứng ra quyên góp hàng triệu euro cho các bệnh viện lớn tại châu Âu.

Thời trang và Covid-19

Bên cạnh các thương hiệu lớn, cá nhân những nhân vật có tầm ảnh hưởng trong giới thời trang cũng đã nỗ lực tham gia và kêu gọi quyên góp hỗ trợ. Chẳng hạn như stylist Anna Rosa Vitiello cùng Bettina Looney đã dành toàn bộ số tiền thu được từ những hoạt động bán quần áo cá nhân để quyên góp cho 2 quỹ từ thiện giúp đỡ các bác sĩ tuyến đầu Doctors Without Borders và Help Them Help Us. “Chúng tôi muốn tạo ra một cách thức thú vị để tương tác cùng mọi người đồng thời gây quỹ cho các tổ chức từ thiện đang cần tới sự giúp đỡ trong thời gian này,” Looney chia sẻ với tạp chí Elle UK. “Chúng tôi đã liên tục tổ chức những phiên bán hàng trực tuyến mỗi tuần cùng một số thương hiệu trẻ tuổi để có thể quyên góp tiền và nâng cao nhận thức về cộng đồng.”

Website bán hàng xa xỉ Vestiare Collective đã thực hiện những chương trình quyên góp trang phục từ người nổi tiếng như Kate Moss, Thandie Newton, Camile Charriere để đấu giá và sử dụng toàn bộ số tiền này cho các tổ chức từ thiện địa phương như Fondation Hôpitaux de France-Paris, Lombardy Regional Fundraising và WHO.

Xem thêm

Review sách: Kinh doanh thời trang thành công từ A - Z

Review sách: Kinh doanh thời trang thành công từ A - Z

Sau thành công của hai cuốn sách rất được giới trẻ đón nhận, mới đây, tác giả Nguyễn Mến – CEO của một hãng thời trang khá nổi tiêng ở Việt Nam đã tiếp tục ra cuốn sách “Kinh doanh thời trang thành công từ A-Z”.

Có thể bạn quan tâm

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm - Trân bảo từ "lành ranh của sự tử tế"

Trầm không chỉ là câu chuyện của gỗ quý, hương sâu. Trầm là hành trình mấy ngàn năm của nhân loại đi từ việc khám phá, ứng dụng đến đúc kết, thực hành những giá trị Chân - Thiện – Mỹ và An!
10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

10 Hiệp hội doanh nghiệp kiến nghị điều chỉnh nhiều nội dung trong Dự thảo Thông tư quy định thực hiện một số điều của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP

Ngày 11/10/2022, 10 Hiệp hội doanh nghiệp đã gửi đến Bộ TN&MT kiến nghị nhiều nội dung trong "Dự thảo Thông tư ban hành quy chế quản lý, sử dụng đóng góp tài chính của nhà sản xuất, nhập khẩu vào Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam để hỗ trợ tái chế, xử lý chất thải”...
Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Năm 2022 Dệt May Việt Nam vẫn có thể đạt doanh thu 42 tỷ USD

Giai đoạn 2023-2025, dự báo kinh tế thế giới vẫn còn có nhiều bất ổn, ngành dệt may cần có hướng đi mới, giảm phụ thuộc vào thị trường quốc tế, tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu, tận dụng các lợi thế có sẵn khai thác hiệu quả thị trường nội địa...
Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Xây dựng chiến lược phát triển ngành dệt may gắn với giải quyết điểm nghẽn thiếu hụt nguồn cung

Chia sẻ với Tạp chí Công Thương, ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) cho rằng cần sớm ban hành Chiến lược phát triển ngành dệt may đến năm 2030, tầm nhìn năm 2035, kịp thời quy hoạch ngành trên quy mô toàn quốc để tháo nút thắt về nguồn cung nguyên vật liệu thiếu hụt.
Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Xuất khẩu dệt may cả năm ước đạt 39 tỷ USD

Mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19, đặc biệt trong quý III nhưng xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã vượt lên khó khăn duy trì đà tăng trưởng tốt trong năm 2021. Kim ngạch cả năm ước đạt 39 tỷ USD, tăng 11,2% so với năm 2020.
3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

3 kịch bản xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam năm 2022

Ngành Dệt may đặt mục tiêu đạt kim ngạch xuất khẩu từ 38-39 tỷ USD đến 42,5 tỷ USD trong năm 2022, tùy tình hình diễn biến dịch Covid-19 và việc thực hiện Nghị quyết 128 của Chính phủ về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch bệnh.
Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Hiệp hội Dệt May Việt Nam: Hành trình 23 năm đồng hành cùng doanh nghiệp

Bảo tồn tài nguyên và nâng cao chất lượng môi trường sống…định hướng phát triển bền vững, VITAS đang triển khai chiến lược “xanh hóa” ngành dệt may. Đây là xu thế toàn cầu mà doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện để đạt mục tiêu phát triển bền vững và gia tăng xuất khẩu vào các thị trường lớn...
Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong ngành Dệt May

Tại sự kiện các chuyên gia cũng chia sẻ những câu chuyện bài học kinh nghiệm, vận dụng thành công nguyên lý KTTH như: Các mô hình KTTH của các công ty trong chuỗi cung ứng dệt may trên thế giới cũng như tại Việt Nam; Giải pháp tăng hiệu quả sử dụng nước trong ngành Dệt May...