Mượn phong cách người nổi tiếng để "định hình" thương hiệu

Trên thế giới hiện sử dụng 3 mô hình đại sứ thương hiệu dựa vào: Độ tin cậy, Độ hấp dẫn và Truyền tải ý nghĩa.
Mượn phong cách người nổi tiếng để "định hình" thương hiệu

Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Millward Brown, 15% quảng cáo tại Mỹ có sự xuất hiện của người nổi tiếng, tại Ấn Độ là 24%, thậm chí tại Đài Loan con số này lên tới 44%.
Sở dĩ các thương hiệu thường sử dụng người nổi tiếng để bảo chứng xuất phát từ 3 nhu cầu của người tiêu dùng gồm: Mong muốn khác biệt; Nhu cầu được giải trí, vui vẻ và Giảm rủi ro khi mua sắm.


Khi thương hiệu chọn mặt gửi vàng

Theo chia sẻ của tiến sĩ Fabienne Berger-Remy, Giảng viên Trường IAE de Paris tại hội thảo do CFVG và Sage từng tổ chức, lợi nhuận thu về cho những quảng cáo có sử dụng người nổi tiếng cao gấp 27 lần chi phí bỏ ra. Thậm chí có nghiên cứu cho rằng giá trị thị trường của các công ty tăng 0,44% ngay sau khi công bố hợp đồng với những người nổi tiếng.
Vị tiến sĩ còn lấy ví dụ cụ thể hơn với trường hợp của Tiger Wood. Kể từ khi dùng hình ảnh của tay golf này, hãng sản xuất đồ thể thao Nike tăng thêm được 103 triệu USD lợi nhuận và giá dòng sản phẩm bóng golf cao cấp tăng 2,5% giai đoạn 2000-2010.
Tại Việt Nam, xu hướng sử dụng người nổi tiếng làm đại sứ cũng được các thương hiệu sử dụng triệt để. Xét trong lĩnh vực xe hạng sang, Mercedes Benz Việt Nam xây dựng hẳn một câu lạc bộ người nổi tiếng làm đại sứ thương hiệu như ca sĩ Thu Minh, MC Jennifer Phạm, trong khi đối thủ Audi lại chọn các nghệ sĩ Tăng Thanh Hà, Hà Anh Tuấn...
Gần đây, không chỉ các ngôi sao giải trí, những doanh nhân hay người nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh cũng bắt đầu được một số thương hiệu chọn mặt gửi vàng. Đơn cử như MC Trần Quốc Khánh được Shinhan Bank mời làm gương mặt đại diện.
Trên thế giới hiện sử dụng 3 mô hình đại sứ thương hiệu dựa vào: Độ tin cậy, Độ hấp dẫn và Truyền tải ý nghĩa.
Việc sử dụng độ tin cậy của người nổi tiếng có từ năm 1957, trong đó người nổi tiếng là người phát ngôn hay là tiếng nói chuyên gia của thương hiệu mà họ bảo hộ, từ đó tăng độ tin cậy với người tiêu dùng. Chiến dịch quảng cáo Tesco’s Dotty của chuỗi siêu thị Tesco những năm 1980 được đánh giá là thành công khi sử dụng hình ảnh của diễn viên nổi tiếng với vai bà nội trợ người Anh làm bảo chứng thương hiệu. Sau chiến dịch này, chuỗi siêu thị này thu về vượt 2,2 tỷ bảng doanh thu và đạt được con số 38 bảng lợi nhuận cho mỗi đồng vốn đầu tư.
Mô hình mới nhất được sử dụng chính là dùng người nổi tiếng để Truyền tải ý nghĩa sản phẩm. Thay vì làm người phát ngôn về thương hiệu, thương hiệu sẽ mượn phong cách của người nổi tiếng để định hướng cho mình, thậm chí làm giàu thêm hình ảnh thương hiệu. Ví dụ kinh điển cho mô hình này là chuyện thương hiệu cà phê Nespresso mời George Clooney làm đại sứ thương hiệu.

muon-phong-cach-nguoi-noi-tieng-de-dinh-hinh-thuong-hieu.jpg

Nespresso mời George Clooney làm đại sứ thương hiệu.

Theo tiến sĩ Fabienne Berger-Remy, dù lựa chọn mô hình nào đi nữa thì yếu tố then chốt là sự phù hợp giữa người nổi tiếng và thương hiệu.
Xét trong trường hợp của nhãn thời trang O mới đây hợp tác với Shark Dzung Nguyễn trong vai trò đại sứ của chiến dịch xã hội mang tên "Con đường tôi", đó là thông điệp về bản lĩnh vững vàng.
"Mình đã trải qua rất nhiều việc người ta coi là tồi tệ nhất chẳng hạn rửa chén, đổ rác làm tất cả những việc để tự lo cho bản thân học, rồi lo cho 3 đứa em học ở Việt Nam", Shark Dzung Nguyễn chia sẻ về con đường vươn lên của mình trong clip truyền cảm hứng của được nhiều người chia sẻ mới đây.
Với những thành tựu đã có được hiện tại, đóng vai trò là một người truyền cảm hứng, Shark Dzung hoàn toàn phù hợp với việc lựa chọn để kể câu chuyện truyền cảm hứng trong chiến dịch "Con đường tôi" nói trên.
"Tôi cũng không nghĩ một ngày nào đấy tôi sẽ là Shark, trở thành một người truyền cảm hứng cho các bạn trẻ, những bạn không có điều kiện", Shark Dzung Nguyễn thành thật chia sẻ.

Mượn phong cách người nổi tiếng để "định hình" thương hiệu ảnh 2

Shark Dzung Nguyễn được chọn là đại sứ thương hiệu của hãng thời trang nam Owen

Trường hợp của Shark Hưng lại khác. Sự trẻ trung so với tuổi, thời trang và lịch lãm là hình ảnh mà vị shark này đem lại với đông đảo khán giả truyền hình. Đây chính là các yếu tố mà một hãng veston A. hướng đến khi mời vị shark này vào vị trí đại diện thương hiệu: xây dựng phong thái doanh nhân lịch lãm cho các nhà đầu tư, tạo dựng hình ảnh cá nhân rõ nét, ấn tượng và thu hút.

Cả hai nhân vật này đều đại diện cho thế hệ doanh nhân có sự thành công trên thương trường, được đông đảo công chúng biết đến (qua một show truyền hình ăn khách), chính là những điều mà các thương hiệu thời trang công sở nam muốn hướng đến.

Theo Trí thức trẻ

Có thể bạn quan tâm

Từ nhà giáo đến doanh nhân quyền lực

Từ nhà giáo đến doanh nhân quyền lực

Trước khi trở thành “đại gia” nổi tiếng, những doanh nhân này từng mang tình yêu với bục giảng, với nghề “gõ đầu trẻ”, thậm chí còn có những cựu giảng viên gắn bó thanh xuân với giáo dục.